20/09/2017 17:49 GMT+7

Bộ nói có lạm thu, bạn đọc đề xuất cách chấm dứt

QUỐC THANH - LÊ VÂN
QUỐC THANH - LÊ VÂN

TTO - Sau khi Bộ GD-ĐT khẳng định có tình trạng lạm thu nhiều khoản chi phí trong đầu năm học, nhiều ý kiến phụ huynh gửi đến Tuổi Trẻ cho rằng “đây là chuyện dài nhiều tập”, đồng thời yêu cầu làm sao để chấm dứt tình trạng này.

Bộ nói có lạm thu, bạn đọc đề xuất cách chấm dứt - Ảnh 1.

Bạn đọc Thiên Hùng nói  "nhiều khoản thu sai nhưng phụ huynh không dám có ý kiến vì sợ con mình bị phân biệt đối xử". Cùng tâm trạng này,  phụ huynh Lê Trung Kiên viết: " Phụ huynh chúng tôi chẳng tự nguyện cái gì. Ép thì phải nộp, nếu không thì sợ con mình bị trù dập".

Lắng nghe bức xúc của phụ huynh và dư luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu 'tuyệt đối không được lấy danh nghĩa tự nguyện để thu theo mức cào bằng, áp đặt'. 

Ý kiến bạn đọc Tăng Cẩm Vinh

Bạn đọc Tuổi Trẻ đồng tình, đồng thời hiến kế để kiểm soát các khoản thu, chống nạn lạm thu vượt khả năng chi trả của nhiều gia đình vốn còn khó khăn trong cuộc sống.   

Bạn đọc BP đề nghị Thanh tra Bộ GD-ĐT tiếp tục thanh tra một số trường ở vùng sâu, vùng xa, chẳng hạn như ở tỉnh Bình Phước. Phụ huynh ở đây khổ sở việc thu tiền đầu năm học. 

Tương tự, bạn đọc lehuyen cũng đề nghị cần thanh tra hết các trường ở Hà Nội, làm rõ tình trạng lạm thu. Bạn đọc Thiên Hùng cho rằng Bộ GD-ĐT phải sửa đổi qui định các khoản thu cho hợp lí, loại bỏ những khoản thu tự nguyện.

Ý kiến bạn đọc Bùi Việt Hà

Bạn đọc THT bình luận nếu nói kêu gọi đóng góp tự nguyện thì "các bác phải làm sao để những người ở những nơi rất xa, không có con em học nơi đó, mà họ đến đóng góp thì rất hay. Nhưng làm cách này khó quá phải không các bác, nên đành phải tự nguyện theo kiểu cá lên thớt".

Cho rằng không chỉ có (lạm thu) mà là hết sức phổ biến, tràn lan, tinh vi…, nên bạn đọc của Tuổi Trẻ gửi đến Bộ GD-ĐT đề nghị cần lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin lạm thu để người dân, phụ huynh phản ánh. Dân đang rất cần! 

Còn bạn đọc Pham Viet Dung  đặt vấn đề tại sao không qui định tất tần tật các loại chi phí cho từng cấp học là bao nhiêu để dân đóng góp. Làm như vậy sẽ không có trường nào thu thêm được hết. Vì chúng ta đang để kẻ hở "xã hội hóa" nên nhiều trường có quyền đề xuất thu theo suy nghĩ chủ quan của mình.

Theo tìm hiểu của PV, thì chỉ trước và trong kì thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT mới thiết lập đường dây nóng với mục đích tiếp nhận nhanh các vấn đề tiêu cực phát sinh để xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, đường dây nóng này chỉ hoạt động cho tới khi kết thúc kì thi. Trong năm học, tùy theo các phản ánh từ thanh tra giáo dục các cấp, từ truyền thông và người dân về những hiện tượng tiêu cực trong các nhà trường, Bộ có thể thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất dể xác minh, chỉ dạo xử lý trực tiếp vụ việc hoặc ban hành các quy định nhằm khắc phục.


Hầu hết bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ đề cập đến việc nên chăng Bộ GD-ĐT thiết lập một đường dây nóng chung để người dân các tỉnh, thành có ý kiến phản ánh tiêu cực có thể liên lạc, cung cấp thông tin kịp thời.

Bạn đọc Tuổi Trẻ đang chờ lãnh đạo Bộ GD-ĐT trả lời về việc này.


TRỊNH VĨNH HÀ

QUỐC THANH - LÊ VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp