09/03/2018 15:47 GMT+7

Làm thế nào để điều trị COPD hiệu quả?

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng

Trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), người bệnh và người thầy thuốc rất dễ mắc phải nhiều sai lầm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Làm thế nào để điều trị COPD hiệu quả? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: independentnurse.co.uk

Trước hết, chúng la phải biết được rằng COPD là một bệnh mãn tính, trong đó tắc nghẽn đường dẫn khí tiến triển và không hồi phục hoàn toàn, vì vậy cho dù có điều trị hiệu quả tối ưu cũng không khỏi hoàn toàn, chỉ cải thiện đến mức tốt nhất có thể, biết được điều này người bệnh sẽ không hoang mang khi thấy bệnh không hết hẳn, từ đó họ không phải tìm nhiều bác sĩ khác thành ra đa sư hư bệnh.

Tuy nhiên, cũng nên khẳng định lại một điều, chẩn đoán xác định là một điều then chốt, vì COPD rất dễ nhầm với một số bệnh khác như: hen phế quản, viêm phế quản mãn, thẹo lao cũ co kéo làm co méo lòng phế quản, suy tim, ung thư phổi,... Để làm được điều này thầy thuốc nên cho bệnh nhân đo chức năng hô hấp, đây là một phương tiện chẩn đoán rẻ tiền; đặc biệt nó giúp ta phân loại nặng của bệnh theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Tiếp theo là phần điều trị, thường đa số bác sĩ hay lạm dụng corticoid, đây là một loại thuốc khi sử dụng đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy triệu chứng cải thiện rất tốt, vô tình nó giúp bác sĩ nâng cao uy tín, làm bệnh nhân thích nhập viện hơn vì được chích, thậm chí mỗi khi hơi mệt là đòi chích chính thuốc đó. Tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ làm cho bệnh nhân nghiện corticoid và phải đối phó với nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, tiểu đường,... đặc biệt là loãng xương gây gai cột sống mà không thể nào hồi phục được...

Khi đã được chẩn đoán và phân loại COPD, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc, trong đó có thuốc dạng xịt và mỗi loại có tác dụng khác nhau, đa phần các bệnh nhân hay chê các loại thuốc điều trị kiểm soát (Symbicort, Seretide, Forair, Budesonid...) vì nó sẽ không đem lại hiệu quả tức thì như thuốc cắt cơn (Ventolin, Butoasma, Berodual,...). Hậu quả là bệnh sẽ có khuynh hướng ngày càng nặng nhanh hơn, tần suất nhập viện dày đặc hơn và thường là bệnh nhân sẽ tử vong do nhiễm trùng bệnh viện, do nằm viện nhiều lần, do nhiễm phải các loại vi khuẩn đa kháng thuốc rất khó trị.

Bên cạnh các yếu tố về thuốc, còn một yếu tố then chốt mà ít người bệnh chịu tuân thủ, đó là cai thuốc lá. Có nhiều bệnh nhân đã nhiều lần nhập viện trong năm, khó thở thường xuyên nhưng đến khi cai được thuốc lá thì kết quả điều trị rất ngoạn mục, có lúc tưởng chừng như khỏe hẳn. Đây là một giải pháp chẳng những không tốn tiền mua thuốc lá mà còn đỡ phải đối diện với các căn bệnh do thuốc lá gây ra như viêm họng, tăng huyết áp, ung thư, nhồi máu cơ tim,... đó là chưa kể những ảnh hưởng tới môi trường.

Song song với các vấn đề nêu trên, người thầy thuốc nên chú ý tới các kiểu hình của bệnh để có biện pháp phối hợp thuốc hiệu quả. Ngoài việc kiểm tra mức độ tuân thủ dùng thuốc, thầy thuốc cũng phải chú ý kiểm tra thường xuyên kỹ thuật hít thuốc để đảm bảo hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc xịt.

Cuối cùng thầy thuốc cũng nên hướng dẫn bệnh nhân các dấu hiệu cho biết bệnh trở nặng, thuốc cần phải tăng cường điều trị, cũng như các bước xử trí tạm thời trước khi đến bệnh viện.

Nắm được yếu tố cốt lõi trên, chúng ta có thể sống chung với COPD một cách nhẹ nhàng, chất lượng cuộc sống người bệnh sẽ tốt hơn, nhà nước và gia đình sẽ giảm đi kinh phí vô cùng tốn kém cho điều trị đợt cấp không đáng có.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp