11/05/2023 09:02 GMT+7

Làm sao rời ao làng để ra biển lớn?

Chiến thắng của Nguyễn Thị Oanh được cho là phi thường bởi nó diễn ra trong hoàn cảnh bị ép uổng về thời gian.

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh - Ảnh: NAM TRẦN

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh - Ảnh: NAM TRẦN

Chiến thắng trong hai cự ly chạy 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại của Nguyễn Thị Oanh chiều 9-5 đã tạo ra cùng lúc hai luồng dư luận: khâm phục nữ vận động viên đã đoạt 2 huy chương vàng trên đường chạy khi vượt trội các đối thủ và phàn nàn ban tổ chức đã đổi giờ, sắp xếp hai nội dung thi cách nhau đúng nửa tiếng. Nhưng vì Oanh là một người phi thường nên cô đã chiến thắng một cách vẻ vang.

Trên thực tế, những phàn nàn về việc ban tổ chức bất ngờ đổi lịch thi đấu vào giờ chót không phải là chuyện mới mẻ.

Hầu như SEA Games nào cũng ầm ĩ những câu chuyện hậu trường, về việc các vận động viên bị gây áp lực, bị xử thua một cách oan uổng.

Và cũng từ lâu, người ta đành phải chấp nhận việc nước chủ nhà sẽ đưa một số nội dung có khả năng đoạt huy chương của họ vào nội dung thi đấu nhằm giành thành tích cao hơn các đối thủ.

SEA Games đã tổ chức đến nay là kỳ thứ 32, nhưng câu chuyện về việc tổ chức một sân chơi công bằng thay vì hướng đến thành tích bằng mọi giá lúc nào cũng nhức nhối và là một câu hỏi rất khó được trả lời.

Luôn tồn tại suy nghĩ rằng thể thao khu vực sẽ không bao giờ vượt ra được biển lớn, hướng đến ASIAD hay Thế vận hội, nếu chỉ nhăm nhăm làm lợi bảng thành tích của bản thân mình bằng cách làm khó đối phương.

Dù thể thao Việt Nam đã có những chuyển biến về định hướng trong những năm qua, đã có huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử ở Rio 2016, nhưng câu chuyện về thành tích vẫn là một ưu tiên quá lớn.

Chuyện đó không chỉ là vấn đề của các quan chức làm thể thao mà còn cả của công chúng.

Người ta có thể chỉ trích Campuchia từng dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương những ngày đầu trong khi quên rằng chính chúng ta ở SEA Games năm trước trên sân nhà còn lập kỷ lục chưa từng có về tổng số huy chương cũng như số huy chương vàng.

Trước thềm SEA Games 32, báo chí đã công bố tên 5 vận động viên điền kinh Việt Nam dính doping ở kỳ SEA Games ấy, trong đó có một tên tuổi lớn của đường chạy: nữ vận động viên Quách Thị Lan.

Nhưng tin tức đó nhanh chóng bị chìm lấp trong muôn vàn thông tin khác. Có vẻ chúng ta không coi những sự gian lận ấy của chính thể thao chúng ta là một chủ đề đáng chú ý, khi không ít người chỉ quan tâm đến thành công của bản thân và tìm cách chỉ ra những sai lầm của người khác hơn là chính mình.

Cũng trước thềm SEA Games, trong một bài báo, ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, người từng làm trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở nhiều đại hội thể thao khu vực, có một quan điểm rất đáng chú ý, rằng nền thể thao chúng ta không nên quá chú trọng việc luôn có mặt trong top 3 toàn đoàn ở mỗi kỳ SEA Games mà hãy tập trung mạnh vào những môn thể thao mũi nhọn là nội dung của các kỳ ASIAD và Thế vận hội.

SEA Games vì vậy phải được coi là một đấu trường lớn nhằm tập dượt cho những sân chơi lớn hơn ấy. Đó mới là cách quan trọng để rời ao làng ra biển lớn.

Chiến thắng của Nguyễn Thị Oanh được cho là phi thường bởi nó diễn ra trong hoàn cảnh bị ép uổng về thời gian.

Chúng ta tung hô cô như một nữ anh hùng. Nhưng không phải ai cũng để ý một sự thật: cả hai nội dung đem đến huy chương vàng ấy đều có thành tích thấp hơn nhiều so với thành tích tốt nhất mà cô lập được.

Và nữa, nữ vận động viên điền kinh số 1 Việt Nam và Đông Nam Á ấy đang sống với mức lương vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng.

Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng/thángNguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng/tháng

Là VĐV số 1 của thể thao Việt Nam, mức lương Nguyễn Thị Oanh được nhận mỗi tháng không quá 7 triệu đồng. Cô cũng thường xuyên bị mất ngủ vì áp lực thi đấu giành thành tích.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp