16/12/2022 17:08 GMT+7

Làm sao để nhân viên y tế không bị hành hung, bệnh nhân không bị móc túi?

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Tại các cơ sở y tế trong TP, vẫn xảy ra nhiều vụ hành hung nhân viên y tế, trộm cắp, lừa đảo, "cò" khám bệnh, "cò" xe cứu thương... Làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này?

Làm sao để nhân viên y tế không bị hành hung, bệnh nhân không bị móc túi? - Ảnh 1.

Các "cò" xe cứu thương đang đi lôi kéo bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân 115 - Ảnh: BVCC

Ngày 16-12, ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế và thiếu tướng Lê Hồng Nam, giám đốc Công an TP.HCM, đồng chủ trì hội thảo khoa học tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.

"Cò" lôi kéo bệnh nhân đi xe cứu thương

Ông Phạm Thanh Việt, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, cho rằng Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cuối của trung ương trong phía Nam. Tại đây, các "cò" khám bệnh,"cò" dịch vụ xe cấp cứu, vận chuyển lợi dụng tâm lý, sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành để trà trộn lôi kéo bệnh nhân, thân nhân sử dụng các dịch vụ kém chất lượng với mục đích trục lợi.

Khi đến bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân thường mang theo tài sản có giá trị, đặc biệt là tiền, nên tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo, móc túi, trộm cắp... Do thân nhân người bệnh đông nên kẻ gian thường xuyên trà trộn móc túi, lừa gạt bệnh nhân, thân nhân.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhân dân 115, tình trạng "cò mồi" chèo kéo, thậm chí là đe dọa chèn ép người bệnh, người nhà bệnh nhân sử dụng dịch vụ xe cứu thương của những đối tượng, tổ chức bên ngoài bệnh viện. Ông Trần Văn Sóng, phó giám đốc bệnh viện này, cho hay.

Theo ông Sóng, các đối tượng này đậu nhiều xe hơi trước cổng hoặc chạy xe vào khuôn viên bệnh viện dưới danh nghĩa xe "nhà" hoặc xe " từ thiện" để lôi kéo người bệnh lên xe, gây mất trật tư an ninh của bệnh viện.

Các nhóm này nhiều lần tổ chức gây rối an ninh trật tự, đe dọa nhân viên y tế, bảo vệ của bệnh viện, la mắng, thậm chí hành hung nhân viên bảo vệ của bệnh viện...

Đối tượng xe cứu thương "dù" thường cung cấp các hình ảnh không đúng với thực tế, hoặc di chuyển người bệnh một đoạn sẽ đổi sang xe khác cũ kỹ và kém chất lượng hơn rất nhiều. Nếu người bệnh có ý kiến thì đe dọa dùng vũ lực, có hành vi ép buộc người bệnh phải tuân theo.

Hiện nay "cò" xe cứu thương dù đã giảm trong bệnh viện nhưng vẫn còn phức tạp vì lại chuyển ra phía ngoài bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện rất cần sự chung tay của ngành công an để tiếp tục dẹp nạn "cò" này.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Hải, giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM, trong năm 2022 bệnh viện có 8 trường hợp liên quan thân nhân người bệnh có những lời nói, hành vi gây ảnh hưởng đến nhân viên y tế. Cá biệt có 2 trường hợp người nhà hành hung bác sĩ tại khoa cấp cứu.

Nguyên nhân là do thân nhân, người bệnh chưa nắm rõ quy trình khám chữa bệnh tại khoa cấp cứu, thứ tự ưu tiên khám chữa bệnh tại khoa cấp cứu là ưu tiên theo tình trạng bệnh nặng chứ không ưu tiên theo thứ tự thời gian. Thân nhân lo lắng quá mức về tình trạng người bệnh, thiếu thông tin do nhân viên y tế bận rộn trong công tác cấp cứu. 

Ngoài ra, còn do nhân viên y tế chú trọng đến công tác chuyên môn, chưa thật sự quan tâm đến công tác tư vấn, hướng dẫn, giải thích cho người bệnh, thân nhân người bệnh, chưa quan tâm đúng mức đến sự chờ đợi của người bệnh.

Bệnh viện đã dẹp "cò" như thế nào?

Đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết như các bệnh viện khác, Bệnh viện Đại học Y dược cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh trật tự như "cò", trộm cắp, móc túi, lừa đảo, hành hung nhân viên y tế.

Trước đây, thời cao điểm bệnh viện có khoảng 70 - 80 "cò" tung hoành trong bệnh viện. Có khu vực "cò" còn thay mặt bệnh viện để bán số thứ tự khám bệnh cho người bệnh. Người bệnh luôn hỏi bảo vệ có cách nào khám bệnh nhanh? Bảo vệ chỉ ngay đến "cò" và được nhận ngay 50.000 đồng/người. Một buổi sáng, một bảo vệ nhận cả triệu đồng nên rất khó chống "cò". 

Sau đó, bệnh viện quyết tâm dẹp "cò" bằng nhiều cách, trong đó có cách cho lực lượng bảo vệ của bệnh viện nghỉ, dùng chi phí này thuê bảo vệ cơ hữu.

Bệnh viện hiện có 560 camera. Khi có vụ trộm cắp, lừa đảo thì bệnh viện mở camera, phối hợp với công an và phát hiện ra nhiều băng nhóm.

Có những người giả vờ bệnh nặng vào nơi thân nhân chờ để xin tiền, đồng thời đưa đồng bọn cho người này 2 - 3 triệu đồng. Bà con thấy thương quá móc túi ra cho. Nhưng bệnh viện phát hiện và lấy tiền về, trả lại cho bà con.

Đại diện Bệnh viện Đại học Y dược cũng cho rằng "sự phối hợp giữa bệnh viện và công an quận, công an TP đã hỗ trợ bệnh viện rất nhiều".

Cảnh giác với Cảnh giác với 'cò' Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

TTO - Bị đón đầu và chào mời khám nhanh với giá 100.000 đồng trọn gói, khám xong mới lấy tiền, nhiều bệnh nhân từ các tỉnh đến TP.HCM khám bệnh bị các "cò" dụ với rất nhiều chiêu trò.

THÙY DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp