05/07/2024 16:58 GMT+7

Làm sao để du lịch Long An không bị lãng quên dù nằm kề TP.HCM?

Tọa đàm "Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn Long An" do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức vào sáng 5-7 đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia.

Long An có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn nhưng đang bị lãng quên dù liền kề TP.HCM - Ảnh: CÔNG TOẠI

Long An có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn nhưng đang bị lãng quên dù liền kề TP.HCM - Ảnh: CÔNG TOẠI

"Dù ở sát bên nhưng trong tâm thức người dân TP.HCM, Long An trở nên xa hơn so với nhiều địa phương phát triển du lịch khác. Khi hệ thống cao tốc phát triển, Long An cũng đã bị lãng quên. Như Long An có diện tích Đồng Tháp Mười trên 50%, nhưng người ta lại không nhớ đây là hệ sinh thái đặc trưng của Long An".

Đó là những nhận xét được tiến sĩ Nguyễn Văn Chất (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) đưa ra tại buổi tọa đàm.

Du lịch phải có sản phẩm đặc trưng làm "lõi nam châm"

Theo tiến sĩ Chất, đó là những thực tế và cũng là câu hỏi lớn cần giải quyết để có thể phát triển các tiềm năng về du lịch ở Long An.

Để phát triển tổng thể, tiến sĩ Chất cho rằng cần phải có sản phẩm du lịch dẫn dắt, tạo ra được một sản phẩm đặc biệt để phát triển thành "lõi nam châm" thu hút khách và tạo cơ hội quảng bá, bán kèm với các sản phẩm khác.

"Như Đồng Tháp Mười, nếu có một sản phẩm du lịch dẫn dắt, mang tính đại diện về giá trị lịch sử, văn hóa, sinh thái, tạo ra kênh kể chuyện chiều sâu về vùng đất này sẽ dễ thu hút khách quốc tế dịch chuyển nhiều hơn về phía Long An", tiến sĩ Chất nói.

Đồng ý với nhận định này, tiến sĩ Ngô Thị Thu Trang - Trung tâm phát triển nông thôn Saemaul Undong - cũng nhìn nhận tại Long An đang có rất nhiều tiềm năng du lịch đặc trưng nhưng chưa được phát huy hết.

"Đơn cử như Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười, đó là nơi đặc trưng hiếm hoi có rất nhiều loại dược liệu để phát triển thành điểm đến du lịch sinh thái gắn với phục hồi sức khỏe.

Hay như vùng chanh tập trung ở Bến Lức, có thể tận dụng để phát triển thành con đường chanh. Khi phát triển thương hiệu chuỗi, phải có doanh nghiệp khởi xướng. Tôi nghĩ như con đường chanh, có doanh nghiệp Chavi Garden với 50ha đất hoàn toàn có thể dẫn đầu để phát triển du lịch cho vùng nông thôn này", tiến sĩ Trang đóng góp.

Tạo điểm đến giữa nông thôn để phát triển du lịch

Về khía cạnh du lịch nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Hiển - chủ tịch Hiệp hội Du lịch Long An - đưa ra một loạt khó khăn hiện hữu: "Người dân, doanh nghiệp chưa quen với việc làm du lịch nông nghiệp.

Chi phí đầu tư, vận hành mỗi điểm du lịch khá lớn, chưa định dạng phân khúc khách hàng. Chưa kết nối được các điểm du lịch với nhau để hấp dẫn du khách...".

Tọa đàm Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn Long An được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, nông dân tham dự góp ý - Ảnh: SƠN LÂM

Tọa đàm Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn Long An được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, nông dân tham dự góp ý - Ảnh: SƠN LÂM

Ông Nguyễn Thành Thanh - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An - cho biết hướng tới, ngành du lịch tỉnh này sẽ tập trung xây dựng các điểm đến giữa nông thôn, mang đặc trưng giá trị của nông thôn để thu hút khách.

"Bên cạnh đó sẽ tiếp tục nâng cao ý thức về tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế, để người dân và các ban, ngành cùng quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ.

Như việc chúng tôi đang muốn đẩy mạnh tâm lý người dân Long An đi du lịch tại Long An. Nhưng khi khuyến khích các trường đưa học sinh đi tham quan di tích, lịch sử và các điểm du lịch tỉnh nhà, thì có tình trạng đối phó bằng cách chỉ vào điểm di tích chụp hình từ sáng sớm rồi tranh thủ đi chơi ở tỉnh khác...", ông Thanh nhận định.

Kết luận buổi tọa đàm, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM - nhận định tiềm năng du lịch Long An hiện tại "không còn dạng thô" như nhiều năm trước đây, mà đã có một nền tảng khá phát triển.

Để phát triển du lịch nông thôn, bà Lan cho rằng nên dựa trên bản sắc nông nghiệp kết hợp với các xu thế hiện đại như du lịch sức khỏe.

"Có hai dạng là nông nghiệp gắn du lịch là nền nông nghiệp hoạt động chính kéo theo du lịch, và du lịch nông nghiệp là phát triển du lịch chuyên nghiệp rồi đưa nông nghiệp thực hành để phát triển du lịch.

Nếu chúng ta hài hòa được giữa hai dạng này để phát triển thì sẽ đánh thức được hết tiềm năng du lịch nông thôn", bà Lan nói.

Bên cạnh đó, bà Lan cũng nhấn mạnh lại lợi thế vị trí liền kề TP.HCM của Long An để từ đó phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng cho lợi thế này.

"Có thể một sản phẩm như Ngôi nhà mơ ước, hay Ngôi nhà thứ hai chẳng hạn. Ở TP.HCM chật chội, nóng bức và nhà cửa san sát. Rất nhiều người mơ ước có một ngôi nhà nhỏ bên cạnh mảnh vườn để có thể đi lại nghỉ ngơi. Và Long An rất tiện lợi để phát triển mô hình này", bà Lan đưa ra ví dụ.

Long An liên kết nhiều tuyến du lịch đặc trưng từ cải tạo đồng bưngLong An liên kết nhiều tuyến du lịch đặc trưng từ cải tạo đồng bưng

Trong những năm gần đây, du lịch Long An - cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long - đã được đánh thức. Nhiều vùng đất hơn chục năm trước chỉ là đồng bưng lau sậy hoang vu nay đã trở thành những điểm đến khó quên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp