01/12/2020 18:42 GMT+7

Lâm sản xuất siêu trên 10 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị "Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025" do Bộ NN&PTNT tổ chức ở TP Vinh sáng 1-12.

Lâm sản xuất siêu trên 10 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm hình thành và phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam - Ảnh: DOÃN HÒA

Theo báo cáo, năm 2020 mặc dù phải đối mặt với đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế nhưng doanh nghiệp ngành chế biến gỗ - lâm sản và toàn ngành lâm nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức duy trì sản xuất, tranh thủ cơ hội mở rộng thị trường, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt trên 12,6 tỉ USD, tăng 11,5% so với năm 2019, tiếp tục đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp; giá trị xuất khẩu lâm sản nước ta tiếp tục đứng đầu khối ASEAN, thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.

Giá trị lâm sản xuất siêu đạt trên 10 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam tiếp tục có mặt và giữ vững uy tín, mở rộng đến 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năng suất lao động ngành chế biến gỗ, lâm sản năm 2020 đạt khoảng 25.000 USD/người/năm, tăng 25% so với năm 2015 và tăng 47% so với năm 2010. Đến nay cả nước đã có hơn 600.000ha rừng gỗ lớn và trên 200.000ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

Lâm sản xuất siêu trên 10 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay - Ảnh 2.

Cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An tuần tra, bảo vệ rừng - Ảnh: DOÃN HÒA

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm hình thành và phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam tổ chức ở TP Vinh, Nghệ An chiều 1-12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành lâm nghiệp cần tập trung để tái cơ cấu gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, gắn với điều kiện phát triển cụ thể mỗi vùng, mỗi địa phương, đồng thời gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Tập trung công tác bảo vệ rừng, nhất là đối với rừng tự nhiên; nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi trường rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất, rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp…

"Xây dựng ngành lâm nghiệp Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù, hiện đại và sáng tạo; phát triển theo chuỗi giá trị, phù hợp cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương để thực hiện thành công nhiệm vụ 'trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm tới' do Thủ tướng Chính phủ phát động", Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Phải sắp xếp xong các công ty nông lâm nghiệp trong năm 2020 Thủ tướng: Phải sắp xếp xong các công ty nông lâm nghiệp trong năm 2020

TTO - Tập trung chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông lâm nghiệp, hoàn thành việc sắp xếp các công ty này trong năm 2020, không thể chậm hơn - Thủ tướng nhấn mạnh.

DOÃN HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp