07/04/2015 10:02 GMT+7

​Làm ơn hãy thương con nít

DIỆU NGUYỄN
DIỆU NGUYỄN

TT - Đó là lời “năn nỉ” của cộng đồng mạng dành cho người lớn sau những sự kiện mới đây dư luận cho là người lớn “tàn bạo” với trẻ em.

Hai em Trương Bá Quý (sau) và Nguyễn Tuấn Minh (lớp 6A4) bị cô Hương cắt tóc - Ảnh: Nhất Nguyên
Hai em Trương Bá Quý (sau) và Nguyễn Tuấn Minh (lớp 6A4) bị cô Hương cắt tóc - Ảnh: Nhất Nguyên

Mới nhất, câu chuyện cô giáo tự ý “xẻo tóc” hàng chục học sinh trên một diễn đàn mạng, chị Thùy Anh bộc lộ: “Cô giáo không biết rằng trẻ em bây giờ dậy thì sớm hơn thời cô. Các em đau tinh thần vì “quê” với người khác. Người lớn mà làm con nít nhục thì phải nhanh chóng xin lỗi, can đảm nhận lỗi, nhanh chóng giúp các em bình tĩnh trở lại, nếu không nhanh kịp coi chừng hậu quả khôn lường”.

Trên trang Facebook, anh Nguyễn phân tích: Trường hợp người lớn có mục đích tốt nhưng phương pháp sai (vụ phóng sự shisha của VTC14), nếu người lớn không nhận lỗi chẳng khác nào dạy con nít ngụy biện: vì mục đích tốt nên có thể bất chấp tổn thương khi tiến hành (ví dụ ăn cắp để đem bố thí).

Anh Nguyễn viết: “Người lớn phải xứng đáng trưởng thành trong phương pháp: để bố thí cho kẻ nghèo thì phải lấy tiền của mình, huy động quỹ. Để cảnh báo xã hội về shisha thì phải quay thật, phải che mặt trẻ em theo luật và đạo đức, không phải cứ mục đích tốt là tha hồ gây hại”.

Cùng cách nhìn, chị Trang Nguyễn chia sẻ: Vụ học sinh đánh nhau ở Trà Vinh, Vĩnh Long, người lớn lo đi “xử lý kỷ luật”, cách chức cán bộ, giáo viên, đuổi học học sinh, mà... quên mất điều quan trọng: giúp các em hòa giải. Dạy các em xin lỗi, bạn sai được cứu rỗi tâm hồn, bạn được xin lỗi lấy lại được danh dự vì công lý đã thắng. Còn chỉ phạt đứa sai thì cả hai vẫn hận trong lòng suốt đời.

Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia) nói: “Làm ơn hãy thương các em bằng tấm lòng. Nếu trong lúc các em bí lối mà người lớn lạnh lùng, cứ lo đi xử lý chuyện ai lỗi ai sai, có khi khiến các em thấy cô đơn, có suy nghĩ bồng bột, không lường trước những hậu quả mà sau này nếu người lớn có hối hận có khi cũng không kịp”.

Bạn Yến Nhi (quận Tân Phú) cho rằng thực tế là quyền trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ ở nước ngoài trẻ em có hẳn một kênh để báo nếu bị xâm phạm dù đó là bố mẹ mình. Còn ở Việt Nam các em không biết dựa vào đâu.

“Thế hệ trẻ bây giờ rất giỏi việc lên mạng, các em hãy dùng công cụ mình đang có mà tìm hiểu thông tin để trong các trường hợp khi bị người lớn lạm quyền, đánh đập, chửi mắng, áp đặt... các em biết lên tiếng để tự bảo vệ mình”- bà Thúy nhắn nhủ.

DIỆU NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp