Phóng to |
Nếu việc nhận ngồi vào ghế hiệu trưởng là danh dự của một cá nhân thì việc dám từ chức khi không đảm nhiệm được công việc cũng là danh dự của họ”, Tuổi Trẻ đã nhận được nhiều phản hồi quanh câu chuyện này.
Trách nhiệm và tâm huyết
Sáng đầu tuần, mở trang Giáo dục của báo Tuổi Trẻ (ngày 2-9-2013) trong ngày đầu cải tiến, tôi thật sự bất ngờ và vui khi đọc bài viết “Chuyện 5 hiệu trưởng xin từ chức”. Một tín hiệu khởi đầu đáng mừng cho giáo dục nước nhà khi chỉ còn ba ngày nữa là bước vào khai giảng năm học mới 2013 - 2014.
Mới đây chừng hơn một tuần, tôi ngồi nói chuyện với bạn bè là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học ở địa phương, nhiều người cho biết không chịu nổi áp lực công việc ngày càng đè nặng lên vai hiệu trưởng. Tôi đã bắt đầu bằng một câu hỏi: “Thấy đuối sức tại sao không thấy ai có văn hóa từ chức?”. Mọi người lặng lẽ nhìn nhau. Tôi biết, kêu khó, việc ngày càng nhiều, làm việc căng thẳng. Yếu kém đó, nhưng nói đến xin từ chức thì không ai vượt qua được chính bản thân mình.
Thực tế, làm hiệu trưởng là cả một sự hi sinh. Khi được cất nhắc lên vị trí này, hiệu trưởng phải mất rất nhiều thời gian, công sức, sự thiếu hụt kinh tế, bỏ cả việc gia đình, chuyện con cái để đảm đương công việc. Mất sẽ nhiều hơn được. Và khi chịu áp lực từ phía nhà trường hay gia đình thì hiệu trưởng khó mà trụ vững nổi.
Một hiệu trưởng giỏi là người có trách nhiệm, tâm huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Nhưng để trở thành hiệu trưởng thì cần những yếu tố vô cùng quan trọng đó là phải giỏi chuyên môn, có năng lực quản lý, có tâm và tầm nhìn chiến lược. Thế nhưng, hiện nay ở nhiều nơi, giáo viên giỏi có năng lực làm hiệu trưởng lại không mặn mà vì chế độ, chính sách cho đội ngũ còn bất cập. Vậy nên có nhiều cơ hội cho những người yếu kém nhưng thích làm “quan” tìm cách “chạy” ghế.
Không ai có thể khẳng định không có chuyện này. Khi những vị hiệu trưởng ngồi “nhầm chỗ” mà gánh vác không nổi công việc, để xảy ra sai phạm triền miên thì cấp trên có thẳng thừng muốn cách chức cũng khó. Thế là chỉ còn cách chuyển sang trường khác.
Thật nguy hiểm vô cùng khi một trường đã bị phá hỏng tan nát và tương lai lại là trường khác. Vì thế, xã hội đang phải gánh nhiều hệ lụy trong giáo dục, những căn bệnh trầm kha cứ mãi tồn tại trong môi trường sư phạm vốn rất lành mạnh: chuyện chạy trường chạy lớp, chuyện lạm thu tiền trường, chuyện thị trường hóa nhà trường... Giáo dục mãi ì ạch phải chăng có nguyên nhân từ đây?
Được đề bạt nhiều người rất ngại
Việc năm vị hiệu trưởng từ chức này tôi rất trân trọng họ vì lòng tự trọng của nhà giáo! “Hiệu trưởng” không phải là một chức danh mà là một áp lực luôn đè nặng lên người đứng đầu một trường về hai phía: hội đồng giáo viên trường và phòng hay sở GD-ĐT. Lương thì như mọi người chỉ thêm phụ cấp chức vụ chưa đủ để đổ xăng khi phải đi hội họp hay công tác thường xuyên. Ngoài chức danh hiệu trưởng còn phải gánh thêm nhiều việc từ phía chính quyền, phòng hay sở giao cho. Trách nhiệm về quản lý giáo viên nhà trường để hoàn thành mọi chỉ tiêu về chuyên môn, kết quả giảng dạy...là một áp lực không nhỏ. Vì thế mà nhiều giáo viên rất ngại khi được đề bạt vào ban giám hiệu trường, nhất là làm hiệu trưởng!
Nên “phổ cập”
Văn hóa từ chức nên được “phổ cập”. Đánh giá cao ngành giáo dục Hà Nội đã khởi động văn hóa này. Hi vọng sẽ nhân rộng trong toàn khu vực hành chính - sự nghiệp để chất lượng công chức ngày càng cải thiện tốt hơn.
Từ chức xong, nhiều thầy về dạy rất tốt
Khi bản thân không đảm đương tốt nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường mà dám từ chức để cho người khác có tài hơn đảm đương thì đó thật sự là một nét văn hóa từ chức đẹp. Tuy nhiên tại nơi tôi công tác, năm vừa rồi có hai phó hiệu trưởng chủ động xin từ chức: một người từng nhiều năm là giáo viên giỏi cấp tỉnh môn toán, là phó hiệu trưởng có chuyên môn giỏi bậc nhất khối THCS của huyện nhưng xin từ chức vì bể kế hoạch sinh con thứ ba; một người năng lực có phần hạn chế trong công tác chỉ đạo. Hai người này trở về làm giáo viên vẫn dạy rất tốt, được học sinh và phụ huynh, đồng nghiệp kính trọng. Nhưng thay vào vị trí ấy lại là những người chưa xứng đáng, vì vậy các nhà chức trách cần lưu ý nếu không càng thay thì càng yếu như tại nơi tôi đang sinh sống.
Cô DƯƠNG THỊ TRÚC BẠCH (nguyên hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM): Nên nhân rộng văn hóa từ chức Đúng là trước giờ văn hóa từ chức của ta chưa phổ biến nên việc từ chức của năm hiệu trưởng ở Hà Nội đã gây tò mò cho nhiều người. Theo tôi, việc từ chức này nên nhân rộng ra nhiều ngành khác nhau. Làm sao để nó trở thành việc bình thường, khi ta làm không tốt thì nên từ chức để người khác phù hợp hơn làm thay. Nói một cách khách quan, vấn đề phát triển của nhà trường thì không đáng lo, nhưng cái lo lớn nhất của các hiệu trưởng bây giờ là tài chính. Không phải các hiệu trưởng không biết mình cần làm gì để nhà trường phát triển nhưng cơ chế chưa cho phép, tài chính quá khiêm tốn, đặc biệt là chưa có hành lang pháp lý nào bảo vệ hiệu trưởng. Tôi lấy ví dụ: Nhà nước yêu cầu các trường không dạy thêm - học thêm, không lạm thu. Trên thực tế cũng đã có hiệu trưởng chấp hành nhưng cuối năm kết quả học tập của học sinh trường mình thấp hơn trường bạn. Nếu hiệu trưởng muốn an toàn thì cứ “đóng khung” mình trong những quy định và chấp nhận kết quả ấy. Còn nếu làm thật sự theo lương tâm thì phải tăng tiết (với chương trình quá tải như hiện nay không thể không tăng tiết), mà tăng tiết thì phải thu thêm tiền. Thế là các hiệu trưởng phải nghĩ ra nhiều cách... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận