31/10/2018 07:04 GMT+7

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm?

HỒNG PHƯƠNG
HỒNG PHƯƠNG

TTO - Trẻ em dễ bị ảnh hưởng từ môi trường, nhất là thực phẩm. Nếu không may trẻ có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, phụ huynh cần có biện pháp xử lý đúng cách kịp thời,

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm? - Ảnh 1.

Một trường hợp nhiều bệnh nhi bị ngộ độc đang được theo dõi tại Bệnh viện Q.Tân Phú (TP.HCM) - Ảnh: MỸ THƯƠNG

"Trẻ càng nhỏ càng dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm, và trẻ càng nhỏ, sức đề kháng yếu, nguy hiểm đến sức khỏe càng cao"

- TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh Dưỡng Tiết chế, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM

Cho trẻ ói độc tố ra, nhớ là nằm nghiêng

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, tổng thư ký Hội dinh dưỡng và thực phẩm TP.HCM, có hai dạng ngộ độc chính là ngộ độc cấp tính (các dấu hiệu như: nôn, đi phân lỏng, nặng hơn là chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi…) và ngộ độc mãn tính triệu chứng không rõ ràng.

Thông thường, nhiễm khuẩn gây ra ngộ độc cấp tính. Nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng, nhất là trẻ nhỏ càng nhỏ khả năng chóng chọi bệnh càng yếu.

Trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng trở lại, phát hiện cho trẻ ói làm nhột vùng họng để trẻ ói ra, lưu ý không làm trầy cổ họng.

Khi trẻ nôn, cần lưu ý tư thế cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng một bên. Tránh nằm ngửa vì nguy cơ hít vào phổi gây tắt nghẽn đường thở nguy hiểm tính mạng.

Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Thông thường những trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng buồn nôn tiêu lỏng nên để cho trẻ nôn hết, không cho uống thuốc cầm ói hoặc trường hợp đi tiêu lỏng cũng không nên uống thuốc cầm tiêu. Vì khi ói và đi tiêu độc tố cũng theo các đường đó ra ngoài bớt.

Truyền dịch bù nước

Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên - trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cần xem xét truyền dịch cho trẻ khi cần thiết. 

Triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phân có máu, đau bụng, sốt… Trong trường hợp tiêu chảy nặng hoặc ói nhiều có thể gây mất nước, người bệnh cần được bù đủ nước qua đường uống và truyền dịch.

Người bệnh nôn ói, tiêu chảy nhiều cần được bù nước bị mất qua đường uống. Khi bù, nên dùng dung dịch điện giải như oresol. Có thể ước lượng lượng dịch cần bù theo mức độ nước mất ra ngoài.

Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu có các biểu hiện nôn ói, tiêu chảy nhiều và kéo dài, ói ra máu, tiêu phân máu, tiêu chảy hơn 3 ngày kèm các dấu hiệu đau bụng dữ dội, sốt… Các triệu chứng mất nước khát nhiều, miệng khô, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, yếu mệt nặng, chóng mặt… Các triệu chứng thần kinh như mờ mặt, yếu cơ, cảm giác kiến bò ở tay.

Ăn bánh mì, 40 người bị ngộ độc nhập viện

TTO - Khoảng 40 người, trong đó có 38 trẻ em bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mì trong buổi sinh hoạt thiếu nhi tại một nhà thờ trên địa bàn P.Tân Quý (Q.Tân Phú, TP.HCM).

HỒNG PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp