Phóng to |
Thanh tra Bộ Thông tin - truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý khoảng 50 thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ) trả trước có hành vi gọi điện quấy rối các cơ quan, cá nhân. Hiện tượng quấy rối này diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua. Ông TRẦN NGỌC TIẾP, phó chánh thanh tra Bộ Thông tin - truyền thông, cho biết thêm:
- Hiện tượng dùng ĐTDĐ gọi điện quấy rối diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Hành vi quấy rối đã cản trở không nhỏ tới hoạt động của nhiều cơ quan và ảnh hưởng lớn tới tinh thần, vật chất của các cá nhân bị quấy rối. Nhiều thuê bao di động đã gọi điện quấy rối tới một cơ quan, một cá nhân suốt ngày đêm với tần suất gọi liên tục trong nhiều tháng.
Phóng to |
Ông Trần Ngọc Tiếp Ảnh: Khiết Hưng |
* Thưa ông, các cơ quan, cá nhân bị gọi điện quấy rối phải báo ở đâu để được giúp đỡ ngăn chặn?
- Trước hết có thể báo cho đơn vị cung cấp dịch vụ điện thoại để họ có biện pháp xử lý. Trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ vì lý do gì đó không ngăn chặn, không răn đe, nhắc nhở, cảnh cáo thuê bao quấy rối và tình trạng đó diễn biến trong thời gian dài, có hệ thống thì chủ thuê bao bị quấy rối có thể gửi đơn thẳng đến thanh tra Bộ Thông tin truyền thông để chúng tôi xử lý. Đơn thư này thuộc diện khiếu nại, tố cáo nên cần ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, số máy của mình và sẽ được giải quyết theo Luật khiếu nại, tố cáo.
* Liệu có biện pháp gì để ngăn chặn hữu hiệu hiện tượng gọi điện quấy rối không, thưa ông?
- Biện pháp hữu hiệu nhất là phải quản lý nghiêm, quản lý chặt chẽ các thuê bao trả trước. Do chúng ta chưa quản lý thuê bao trả trước nên một số người lợi dụng để gọi điện đe dọa, tống tiền, quấy rối, trêu đùa người khác. Nếu chúng ta thắt chặt quản lý thuê bao trả trước về thông tin cá nhân như tên tuổi, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì khi có vấn đề sẽ dễ xử lý hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận