16/12/2019 15:23 GMT+7

Làm gì để phát triển cây lúa, hạt gạo Việt?

CHÍ HẠNH
CHÍ HẠNH

TTO - Các chuyên gia đặt ra nhiều khuyết điểm, trăn trở cần phải làm gì để phát triển cây lúa, hạt gạo trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu, chất lượng, số lượng hạt gạo Việt.

Làm gì để phát triển cây lúa, hạt gạo Việt? - Ảnh 1.

Gạo Việt đang đối mặt với hàng giả về giống, tăng lượng xuất khẩu nhưng giả sâu về giá - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ngày 16-12, bên lề Festival lúa gạo lần thứ 4, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp  Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức, các chuyên gia, đại biểu đã có buổi thảo luận về vấn đề "điều kiện cần để đầu tư phát triển nông nghiệp - trọng điểm là cây lúa, hạt gạo Việt Nam".

Buổi hội thảo thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp của các địa phương, chuyên gia ngành nông nghiệp. Đáng chú ý, PGS.TS Nguyễn Phú Son - khoa kinh tế trường ĐH Cần Thơ đã có bài tham luận, trăn trở về cây lúa, hạt gạo được nhiều đại biểu quan tâm.

Theo ông Son, tính đến tháng 9-2019 gạo Việt Nam xuất khẩu tăng về số lượng, trên 5 triệu tấn, giá trị đạt 2,2 tỉ USD, nhưng giá trị giảm 10,2% so với năm 2018.

Ông Son nhận định nguyên nhân do chất lượng gạo Việt Nam chưa cao và không đồng nhất, dẫn đến tình trạng chưa thâm nhập được các thị trường khó tính.

Dẫn chứng, các chuyên gia đưa ra bảng thống kê giá cả cho thấy gạo Việt Nam luôn có giá xuất khẩu thấp so với các đối thủ Thái Lan và Campuchia.

Thị trường xuất khẩu chính cũng bị ảnh hưởng do chính sách các nước thay đổi, sự dịch chuyển từ thị trường lớn nhất là Trung Quốc sang Philippine.

"Do bị siết chính sách nhập khẩu, lượng gạo xuất sang Trung Quốc đã giảm hơn 65% về lượng, và gần 67% về chất. Cơ hội lớn nhất của Việt Nam là sự thành công của gạo ST25 - Sóc Trăng, một sản phẩm của kỹ sư Hồ Quang Cua.

Nhưng thách thức lớn nhất đặt ra cho ngành lúa gạo Việt Nam là cần hành lang pháp lý, khai mở cho nhiều tác giả tạo ra thương hiệu gạo Quốc gia. Cần chế tài nghiêm khắc ngăn chặn ngay tình trạng làm giống giả, gạo giả, mới tiếp sức cho các nhà nghiên cứu theo đuổi sự nghiệp" - ông Son kiến nghị.

Các chuyên gia cũng kiến nghị, để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cần phải thay đổi ít nhất 7 thách thức. Trong đó phải quản lý tốt về giống, chất lượng, chống gian lận thượng mại, nâng cao công nghệ sản xuất và đặc biệt là đối phó với biến đổi khí hậu…

Phải xử lý được nhiều bước thách thức trên Việt Nam mới có thể xây dựng thượng hiệu gạo trên thương trường thế giới.

Không thể mãi thả nổi thị trường gạo Không thể mãi thả nổi thị trường gạo

TTO - Gạo là thức ăn chính của người Việt, truy xuất nguồn gốc là nhu cầu tất yếu. Thế nhưng lâu nay doanh nghiệp xuất khẩu ngó lơ, cơ quan quản lý như thả nổi khiến người dùng đành chấp nhận rủi ro. Và thực trạng đang ngày càng bức xúc.

CHÍ HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp