28/12/2024 13:27 GMT+7

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050?

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vậy làm gì để đạt được cam kết này tại vùng Đông Nam Bộ?

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ngày 28-12, tại Vũng Tàu diễn ra hội thảo bàn về các giải pháp để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 cho vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Huỳnh Thành Đạt - bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - khẳng định chương trình phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) là nền tảng, là cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 

Từ đó nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống của Việt Nam, cũng như thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Vùng Đông Nam Bộ là khu vực có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nên việc vùng này đạt được Net Zero cũng đóng vai trò quan trọng cho cam kết Chính phủ tại COP26.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 2.

Để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, các chuyên gia đề xuất cần phát triển điện gió ngoài khơi ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong ảnh: Chế tạo chân đế điện gió xuất khẩu do Công ty PTSC thực hiện ở Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Nguyễn Văn Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khẳng định phát triển xanh là xu hướng của toàn cầu và là con đường phát triển tất yếu cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. 

Do đó các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng kế hoạch giảm phát thải để phát triển bền vững.

Theo các ý kiến tại hội thảo, một trong những thách thức lớn nhất cho mục tiêu trên là nguồn vốn đầu tư ban đầu cho các dự án Net Zero thường lớn.

Do đó doanh nghiệp triển khai dự án này rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, các đối tác quốc tế.

Ngoài ra đến nay bản thân doanh nghiệp và người dân chưa hiểu hết, hiểu rõ lợi ích của Net Zero. 

Trong khi đó hiện nay nhiều thị trường đã áp tín chỉ carbon khi nhập khẩu hàng hóa từ nước khác.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 3.

Tàu chở 70.000 tấn khí hóa lỏng LNG do PV Gas nhập khẩu cập cảng ở Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 7-2023. LNG là nhiên liệu sạch để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Có ý kiến nói rằng thị trường năng lượng tái tạo còn rất mới mẻ tại Việt Nam, trong khi đó nguồn năng lượng này góp vai trò vô cùng quan trọng và là xu thế trong tương lai của thế giới. "Năng lượng tái tạo như hydro vẫn còn khá mới mẻ và việc ứng dụng hydro rất ít. Nguyên nhân là do tâm lý ngại thay đổi các nguồn nhiên, nguyên liệu truyền thống hiện hữu.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành các chính sách về chuyển dịch năng lượng, nhưng lộ trình chuyển đổi và sử dụng năng lượng tái tạo vẫn cần được xây dựng cụ thể, chi tiết hơn và triển khai ngay trong thực tế", đại diện một doanh nghiệp nói.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 4.

Rừng cây xanh, nguyên sinh ở Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

PGS.TS Phùng Chí Sỹ (phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) đề xuất nhiều giải pháp trên thực tế như: lắp điện mặt trời kết hợp pin lưu trữ năng lượng cho các khu dân cư, khu công nghiệp. Đặc biệt tại Bà Rịa - Vũng Tàu cần phát triển điện gió ngoài khơi.

Còn tại Đồng Nai, Bình Dương phát triển công nghệ sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong khi đó tại Bình Phước và Tây Ninh phát triển và nhân rộng các dự án trồng rừng để tăng hấp thụ CO2

"Cần phải ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ xanh", ông Phùng Chí Sỹ đề xuất.

Mở rộng metro tại TP.HCM và Hà Nội để phát thải ròng bằng 0

Đại diện Trường đại học Bách khoa TP.HCM đề xuất giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, dừng các dự án mới loại này và từng bước thay thế bằng nguồn năng lượng sạch. Đồng thời đẩy mạnh điện khí, sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 5.

Người dân TP.HCM trải nghiệm đi metro tháng 12-2024 - Ảnh:QUANG ĐỊNH

Ngoài ra cần chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh, khuyến khích sử dụng phương tiện chạy điện (xe buýt, ô tô, xe máy) thông qua chính sách ưu đãi thuế và hạ tầng trạm sạc.

"Xây dựng hệ thống giao thông công cộng bền vững và mở rộng hệ thống metro tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM", đại diện Trường đại học Bách khoa TP.HCM đề xuất một giải pháp cụ thể.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 6.Metro làm quá chậm, TP.HCM càng mở rộng đường càng ùn tắc

Câu chuyện càng mở rộng đường càng ùn tắc được các chuyên gia đặt ra, trong bối cảnh TP.HCM đang quyết tâm triển khai hoàn thành 200km metro.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp