Củ cải đã được phơi sẵn tại các vùng nguyên liệu ở miền Tây, chuyển lên chợ truyền thống của Sài Gòn, rất thuận tiện cho các bà nội trợ.
Nguyên liệu làm món củ cải ngâm kiểu miền Nam
Món củ cải kiểu miền Nam - Ảnh: CHÁNH NIỆM
- 200g cải khô (củ cải phần nhiều, một ít cà rốt, vài trái ớt khô)
- 600ml nước
-2 chén ăn cơm đường
-2 chén ăn cơm nước mắm (nếu ăn chay thay bằng nước tương)
Cách làm củ cải ngâm mắm đường kiểu miền Nam
1. Cải khô trụng sơ bằng nước ấm 50 độ cho sạch. Không dùng nước sôi, vì sẽ mất độ giòn dai của cải
Để ra rổ thật ráo, rồi cho vào hũ thủy tinh đã khử trùng.
2. Nấu sôi nước, nước mắm, đường, hớt bọt cho nước mắm trong và ngon. Làm tương tự nếu dùng nước tương.
3. Để nước mắm thật nguội rồi đổ vào hũ thủy tinh đựng củ cải, lấy cốc sứ dằn xuống, và chặn ngang một cây đũa bẻ ngắn để củ cải ngập trong nước mắm.
Sau một tuần là món củ cải ngâm ăn được. Làm tương tự nếu ngâm nước tương.
Cách làm kiệu chua ngọt kiểu miền Nam
Củ kiệu trộn tôm khô cho ngày Tết - Ảnh: CHÁNH NIỆM
Kiệu ngon nhất là loại kiệu Huế, mua ở chợ truyền thống, củ nhỏ xinh xắn hơn kiệu trồng ở vùng khác, dễ ngấm đường và giấm, ăn thơm và ngon hơn.
Nguyên liệu làm kiệu chua ngọt
- 1,2kg kiệu tươi
- 1,2 kg đường trắng
- 600ml giấm nuôi
Cách làm kiệu chua ngọt
1. Rửa sơ kiệu, ngâm trong nước muối loãng 1 đêm. Sau đó cắt bỏ gốc và ngọn, lột bỏ lớp khô bên ngoài và ngâm trong nước giấm pha loãng (tỉ lệ giấm 10%) chừng 2 tiếng.
Sau khi làm sạch được khoảng 1kg kiệu thành phẩm.
2. Vớt kiệu ra và để thật ráo, trộn kiệu với đường theo tỉ lệ 1kg kiệu làm sạch cho 600g đường. Trộn thật đều, cho vào hũ thủy tinh đậy kín tránh kiến, để cho tan hết đường (khoảng 2 ngày).
3. Làm nước giấm ngâm kiệu: Nấu sôi 600ml giấm nuôi (ít chua hơn giấm công nghiệp) với 600g đường, để nguội hẳn.
Cho hỗn hợp nước giấm đã nguội vào hũ kiệu đã tan hết đường cho ngập kiệu. Sau khoảng 2 tuần là ăn được. Lúc này, để trữ trong tủ lạnh ăn cả năm mà không hư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận