13/08/2019 07:53 GMT+7

Làm cao tốc, không được sai sót

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Đã có yêu cầu rằng không để tái diễn những dự án nhếch nhác, xây mãi không xong đã xảy ra với đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Người dân cũng không chấp nhận kiểu làm BOT quốc lộ. Vì thế dứt khoát không thể có sai sót ở bất kỳ khâu nào, tình huống nào khi triển khai làm BOT cao tốc.

Và các yêu cầu đó đã được "chuẩn hóa". Tại nghị quyết của Quốc hội về đầu tư một số đoạn cao tốc Bắc - Nam phía đông quy định không chỉ định thầu (BOT quốc lộ phần lớn là chỉ định thầu nên thiếu tính minh bạch về chi phí đầu tư và thời gian khai thác). 

Nghị quyết của Chính phủ quy định nhà đầu tư BOT cao tốc phải có vốn chủ sở hữu 20% thay vì 15% như trước (tránh tình trạng nhà đầu tư BOT "tay không bắt giặc"...).

Các tiêu chuẩn này được rút ra từ bài học "xương máu" BOT quốc lộ mà các lùm xùm đến nay chưa giải quyết xong. Đây là lúc phải đem bài học này ra áp dụng thật nhuần nhuyễn, triệt để, thậm chí không khoan nhượng với BOT cao tốc.

Nói là không khoan nhượng bởi Quốc hội đã lường các tình huống phát sinh khi đưa ra tiêu chuẩn cao, quy định luôn "trường hợp đấu thầu nhưng không chọn được nhà đầu tư, phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét", không thể tự quyết tự chỉ định.

Chuẩn là thế nhưng hiện nay một số nhà đầu tư than phiền rằng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã đưa ra tiêu chí khá cao khiến doanh nghiệp nội có nguy cơ bị loại khi tham gia đấu thầu BOT cao tốc Bắc - Nam.

Vậy xử lý thế nào? Có nên linh hoạt, mềm dẻo...? Chúng ta luôn ủng hộ doanh nghiệp nội tham gia vào các dự án lớn nhưng trên hết phải tuân thủ "chuẩn" mà Quốc hội đã định ra.

Trong "đề bài" đấu thầu, Bộ GTVT đưa ra nhiều tiêu chí cao để đảm bảo chọn mặt gửi vàng các tuyến cao tốc này cho những nhà đầu tư BOT đủ năng lực. Việc này chính là cụ thể hóa các "chuẩn" mà Quốc hội đã định ra trong chủ trương làm BOT cao tốc. 

Các tiêu chí của Bộ GTVT cũng phải đảm bảo tất cả nhà thầu, dù trong nước hay nước ngoài nếu vi phạm "đề bài" phải bị xử lý, thậm chí loại bỏ để trả dự án lại cho những nhà thầu có uy tín, thực hiện đúng tiến độ.

Xã hội mong muốn nhiều doanh nghiệp nội có vốn, kinh nghiệm... liên danh lại, tạo ra "hòn núi cao", chứng minh năng lực, uy tín để thắng thầu, xây dựng và khai thác những tuyến cao tốc trên các nẻo đường đất nước.

Chúng ta không chấp nhận xuê xoa, làm đầu vào chọn nhà thầu BOT cao tốc dễ dãi. Bởi thoáng đầu vào, không may trúng nhà đầu tư kém năng lực, dự án bị đình trệ, đó là tai họa.

Cần nhắc rằng, nhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản, châu Âu cũng đưa ra một số điều kiện để tham gia BOT cao tốc như Chính phủ Việt Nam phải bảo lãnh vốn vay, đảm bảo đủ doanh thu, bảo hiểm tỉ giá... 

Nhưng đã đặt ra chuẩn đấu thầu cao tốc, Chính phủ không thể đáp ứng các đòi hỏi này. Thậm chí, Chính phủ còn cho phép Bộ GTVT thuê tư vấn Deloitte và Ernst - Young, những nhà tư vấn tài chính và kiểm toán hàng đầu thế giới, đánh giá tiêu chí chọn nhà đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế trong đấu thầu. 

Những việc làm này là để đảm bảo không để xảy ra sai sót, chặt chẽ, đúng với "chuẩn" do Quốc hội, Chính phủ đề ra để đất nước sớm có những đoạn cao tốc chất lượng, giá phù hợp và đúng tiến độ.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chưa rõ khi nào vận hành chính thức

TTO - Trả lời tại buổi họp báo chiều 4-7, đại diện HĐND TP Hà Nội cho biết đến nay Hà Nội vẫn chưa nhận được thông tin từ Bộ Giao thông vận tải về thời gian vận hành chính thức đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp