21/06/2023 09:17 GMT+7

Làm báo từ bạn đọc, vì bạn đọc

Chuyên mục thăm dò trên Tuổi Trẻ Online ra đời với mong muốn khảo sát ý kiến của bạn đọc với những vấn đề thời sự đang diễn ra, trở thành một nơi để thăm dò ý kiến bạn đọc, bạn đọc cùng Tuổi Trẻ làm báo.

Ngày hội Không tiền mặt năm 2023 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM đã thu hút đông đảo bạn đọc đến tham gia - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày hội Không tiền mặt năm 2023 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM đã thu hút đông đảo bạn đọc đến tham gia - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tận dụng công nghệ mới của báo điện tử, thời gian qua Tuổi Trẻ Online (TTO) đã tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến bạn đọc với những vấn đề thời sự phát sinh trong ngày.

Làm báo với AI

Thời gian qua trí tuệ nhân tạo (AI) đã được áp dụng vào nhiều công đoạn làm báo của Tuổi Trẻ, nhất là trên Tuổi Trẻ Online và các nền tảng số của Tuổi Trẻ. Song có một điều thú vị là AI còn được áp dụng trên cả Tuổi Trẻ nhật báo.

Trong sự chuyển mình đổi mới theo công nghệ thay đổi từng ngày, Tuổi Trẻ nhật báo cũng áp dụng những công nghệ mới để tờ báo đẹp hơn, hấp dẫn hơn và tiện ích hơn với bạn đọc.

Nhờ áp dụng công nghệ mới, bạn đọc nay đã có thể đọc từng trang báo in với việc quét QR code ở mỗi trang rất tiện lợi. Đặc biệt, bạn đọc có thể vào Tuổi Trẻ Sao trên Tuổi Trẻ Online (TTO) để lật xem Tuổi Trẻ e-paper với 20 trang báo in màu toàn bộ.

Trang nhất nhật báo Tuổi Trẻ số ra 30-3-2023 với hình ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI

Trang nhất nhật báo Tuổi Trẻ số ra 30-3-2023 với hình ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI

Trang nhất nhật báo Tuổi Trẻ số ra 8-4-2023 với hình ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI

Trang nhất nhật báo Tuổi Trẻ số ra 8-4-2023 với hình ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI

Trang nhất nhật báo Tuổi Trẻ số ra 23-5-2023 với hình ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI

Trang nhất nhật báo Tuổi Trẻ số ra 23-5-2023 với hình ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI

AI đang len lỏi vào từng công đoạn làm báo ngày nay, không chỉ là tác nghiệp của phóng viên và tòa soạn mà cả việc trình bày trang báo. Thời gian qua Tuổi Trẻ đã thử nghiệm sử dụng AI để vẽ những trang bìa vốn trước đây do họa sĩ vẽ và trình bày.

Thay vì dùng ảnh minh họa hay tự vẽ để trình bày vấn đề như cách thường làm của báo chí bấy lâu nay, nay AI đã có thể giúp tòa soạn có thêm "họa sĩ" mới. 

Người làm báo có thể đưa ra các từ khóa chính của vấn đề để yêu cầu phần mềm dùng công nghệ AI và sau đó AI sẽ tự vẽ, tự sáng tạo ra nhiều phương án. Họa sĩ sẽ điều chỉnh sản phẩm của "họa sĩ AI" sáng tạo cho đúng thông điệp mà người làm báo muốn chuyển tải.

Sáng tạo của AI rất hiện đại và ấn tượng, đồng thời "họa sĩ AI" còn vẽ với tốc độ rất nhanh. Các trang báo với vấn đề "Hiểm họa Deepfake lừa đảo" (Tuổi Trẻ 30-3), "Phải dẹp video TikTok nhảm nhí, độc hại" (Tuổi Trẻ 8-4), "Cần bảo vệ con trẻ hậu ly hôn" (Tuổi Trẻ 23-5-2023), và một số bìa Tuổi Trẻ Cuối Tuần... được ra đời như vậy.

Ngoài vẽ tranh, trình bày, đồ họa, phân tích và tổng hợp dữ liệu..., các công đoạn làm báo cũng đang được "trợ thủ" AI giúp đỡ đắc lực. AI đang được áp dụng mạnh mẽ giúp ích cho đời sống của mỗi người và báo chí hiện đại cũng vào cuộc vận dụng để ngày càng mang lại nhiều tiện ích hiện đại cho bạn đọc trong thời kỷ nguyên số.

"Đo lường" vấn đề bạn đọc quan tâm

Với mục tiêu để bạn đọc có thể đưa ra nhiều quan điểm, mỗi cuộc thăm dò mở ra trên TTO đều luôn có nhiều phương án. Có thể thấy từ các cuộc thăm dò mở ra, khi được đông đảo bạn đọc tham gia bình chọn (vote) cho các phương án, tòa soạn có thể "đo lường" được vấn đề bạn đọc quan tâm. 

Chính bạn đọc đã tham gia các cuộc thăm dò đó, cho ra các kết quả "đo" được quan điểm của đa phần bạn đọc với một vấn đề thời sự nào đó.

Từ các cuộc thăm dò và đặc biệt là các ý kiến bạn đọc phản hồi, tòa soạn đã tổng hợp các ý kiến đáng chú ý để đăng lại trên TTO trong ngày và Tuổi Trẻ nhật báo hôm sau. Bạn đọc có thể thấy phản hồi của mình được tòa soạn tiếp nhận xử lý nhanh chóng, lan tỏa hơn.

Cũng từ kết quả các thăm dò và ý kiến bạn đọc trên TTO, Tuổi Trẻ nhật báo đã triển khai thêm những vấn đề phát sinh theo hướng sâu hơn của báo chí phân tích và giải pháp, đáp ứng đầy đủ hơn vấn đề bạn đọc quan tâm. Và cũng từ phản ánh, phân tích của báo giấy sau đó lại trở thành đề tài cho bạn đọc TTO tiếp tục thảo luận.

Đồng thời các kết quả thăm dò cũng như ý kiến bạn đọc, các ý kiến và phân tích của chuyên gia trên Tuổi Trẻ sẽ góp thêm một kênh tham khảo để các nhà làm chính sách đưa ra những quyết định hợp lý, hợp tình cho những vấn đề người dân đang quan tâm.

Đây là cách làm báo từ bạn đọc, do bạn đọc thực hiện và vì bạn đọc.

Điều đáng quý là tòa soạn Tuổi Trẻ luôn ghi nhận ý kiến của tôi nên đã đăng tải, và sau đó tôi thấy có ý kiến phản ánh của tôi đã trở thành đề tài trên mặt báo. Cảm ơn các bạn Tuổi Trẻ đã làm báo vì bạn đọc!
Bạn đọc Quang Phú

Đồng thuận cao của bạn đọc

Sau đại dịch COVID 19, câu chuyện du lịch Việt Nam "đi trước, về chót" là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Nhiều ý kiến bức xúc chỉ ra những hạn chế, đồng thời hiến kế để du lịch Việt Nam thoát khỏi cảnh "ế".

Tuổi Trẻ Online đã đưa ra thăm dò với nội dung để ngành du lịch Việt Nam phát triển, đạt chỉ tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, theo bạn cần phải làm gì. 

Đông đảo bạn đọc đã vote và kết quả theo bạn đọc phải điều chỉnh chính sách thị thực (visa) chiếm 55,2%, tăng cường chiến dịch quảng bá, giới thiệu 14,9%, phát triển sản phẩm du lịch mới (25,7%) và ý kiến khác chiếm 4,2%.

Ủng hộ phương án điều chỉnh chính sách thị thực, nhiều bạn đọc còn đề xuất các giải pháp hữu ích. Và từ góp ý của bạn đọc và của các chuyên gia, sau đó các nhà làm chính sách đã điều chỉnh quy định theo hướng nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên ba tháng để có thể thu hút nhiều khách quốc tế hơn.

Tương tự, các cuộc thăm dò về nạn đăng kiểm ùn tắc, quảng cáo dỏm trên các nền tảng xã hội gây bức xúc trong dư luận... luôn nhận được số lượng bạn đọc tham gia đông đảo, không chỉ vote mà còn gửi rất nhiều ý kiến đa chiều về cho tòa soạn.

Bạn đọc Quang Phú đã gửi về ý kiến như sau, như những chia sẻ và cũng là điều mà tòa soạn mong mỏi trong quá trình làm báo: "Tôi rất thích tham gia vote thăm dò ý kiến và gửi ý kiến về với Tuổi Trẻ. Đó là cách tôi thể hiện quan điểm của mình, góp một tiếng nói của mình với những vấn đề mà người dân quan tâm. 

Và điều đáng quý là tòa soạn Tuổi Trẻ luôn ghi nhận ý kiến của tôi nên đã đăng tải, và sau đó tôi thấy có ý kiến phản ánh của tôi đã trở thành đề tài trên mặt báo. Cảm ơn các bạn Tuổi Trẻ đã làm báo vì bạn đọc!".

Bạn đọc hào hứng với lễ hội Không tiền mặt

Lễ hội Không tiền mặt - Cashless Town là lễ hội đầu tiên tại Việt Nam mà các giao dịch đều thanh toán không dùng tiền mặt. Lễ hội diễn ra trong ba ngày 16, 17 và 18-6 tại đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM). Đây cũng chính là chương trình lớn nhất và mới nhất của Tuổi Trẻ với sự hào hứng tham gia của rất đông bạn đọc.

Bạn đọc đã đến và làm quen với nhiều dịch vụ thanh toán không tiền mặt cũng như tiếp cận với những dịch vụ mới. Cùng với đó, chuỗi sự kiện không tiền mặt và tuyến thông tin về không tiền mặt trên báo Tuổi Trẻ tuần qua cũng được bạn đọc đón nhận quan tâm.

Và đây là kết quả khảo sát trên Tuổi Trẻ Online về thanh toán không tiền mặt.

Kết quả thăm dò bạn đọc Tuổi Trẻ Online đến chiều 20-6 - Đồ họa: T.Đạt

Những thăm dò "trưng cầu ý dân" ấn tượng trên Tuổi Trẻ OnlineNhững thăm dò 'trưng cầu ý dân' ấn tượng trên Tuổi Trẻ Online

Chuyên mục THĂM DÒ trên Tuổi Trẻ Online ra đời với mong muốn khảo sát ý kiến của bạn đọc đối với những vấn đề thời sự của đất nước nhằm góp thêm một kênh tham khảo để các nhà làm chính sách đưa ra những quyết định hợp lòng dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp