Các đại biểu thảo luận tại thảo Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh - Ảnh: NHƯ BÌNH
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, cho rằng kỳ vọng giảm rất khó khăn vì có thể tăng dù "tăng mạnh là không thể".
Ông Nguyễn Tú Anh đưa ra nhận định này tại hội thảo "Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh" do Thời báo Kinh tế Việt Nam và VCCI tổ chức ngày 20-3 ở TP.HCM.
Các diễn giả trong phiên thảo luận về hệ sinh thái khởi nghiệp tại hội thảo - Ảnh: NHƯ BÌNH
Lãi suất khó giảm
Theo ông Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cuối năm 2017 lãi suất đã giảm nhẹ, nên năm 2018 nếu lãi suất không giảm được thì giữ mức như 2017 là "tương đối tốt".
Ông Lịch cho rằng doanh nghiệp thường bàn giảm lãi suất, nhưng thực tế nền kinh tế Việt Nam đầu tư, kinh doanh trên vay nợ còn Nhà nước muốn đầu tư cũng phải đi vay trái phiếu, doanh nghiệp phải vay ngân hàng.
"Doanh nghiệp nên cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp để giảm tỉ lệ vay, nhưng vẫn hy vọng năm nay có thể giảm lãi suất chút đỉnh", ông Lịch nói.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn hai biến số lãi suất và tỉ giá là khó nhất với 2018 và việc dự báo là câu chuyện rất khó.
Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng năm nay điều kiện giảm lãi suất so với 2017 khó khăn hơn.
Lý do, theo ông Ngoạn, ngoài yếu tố sức ép lạm phát còn có lãi suất USD có xu hướng tăng hơn mà chính sách tiền tệ của Việt Nam là đa mục tiêu, phải quan tâm rất nhiều cho ổn định tỉ giá, giữ chênh lệch ở mức độ hợp lý để thu hút dân gửi tiết kiệm VND.
"Bằng quyết tâm cũng có thể giảm được lãi suất nhưng khó hơn nhiều so với 2017. Nếu giảm được lãi suất thì chỉ có cách hạ lãi suất huy động, nhưng có hạ được không còn phụ thuộc vào việc này có làm thay đổi nguồn huy động của ngân hàng hay không? Dân có chuyển kênh đầu tư hay không", ông Ngoạn đặt vấn đề.
Điều đáng nói là chênh lệch lãi suất huy động tiền gửi giữa ngân hàng này với ngân hàng kia lên đến 2 điểm phần trăm, một mức được coi là quá lớn.
"Muốn giảm lãi suất thì phải cải thiện tình hình đó, do đó đây vẫn sẽ là bài toán khó với Ngân hàng Nhà nước trong năm 2018", ông Ngoạn đánh giá.
Lạm phát sẽ được kiểm soát
Theo các chuyên gia, bất động sản và chứng khoán vẫn là hai kênh đầu tư có sự tăng trưởng mạnh trong 2018.
Có đến 80% các nhà khoa học và doanh nhân khi bỏ phiếu tại hội nghị cho rằng chỉ số VN Index 2018 sẽ vượt qua mốc 1.170 điểm (mức cao nhất từ trước đến nay) và có 33% dự đoán VN Index vượt 1.250 điểm.
Ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, cho rằng Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình thoái vốn khỏi các công ty nhà nước để cung cấp nhiều nguồn hàng chất lượng cao cho thị trường chứng khoán.
"Có thêm nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn và chất lượng, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn chứng khoán để đầu tư và thị trường cũng hoạt động lành mạnh hơn. Bên cạnh đó là việc thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến những cổ phiếu mà nhà nước chuẩn bị đưa lên sàn", ông Thịnh cho biết.
Các hiệp định tự do chỉ cho cơ hội, không cho giải pháp
Theo ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam, Việt Nam vừa ký Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một cơ hội tốt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần biết khai thác cơ hội này chứ không nên xem các FTA là giải pháp.
Ông Warrick Cleine cũng cảnh báo mặt trái của các FTA là Việt Nam đã liên tục giảm thuế nhập khẩu với các quốc gia từ một thập kỷ qua.
Hệ quả gián tiếp là Chính phủ sẽ phải bù vào sự thất thu này bằng việc tăng thu thuế trong nước.
Điều đó có nghĩa là cộng đồng doanh nghiệp phải tuân thủ việc nộp thuế đầy đủ để bảo vệ chính doanh nghiệp khỏi các cuộc điều tra chính phủ về thuế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận