Hồ sơ lý lịch của em T.Đ.Q. được cán bộ xã nhận xét “Gia đình chưa chấp hành các khoản đóng nộp của thôn” - Ảnh: VĂN ĐỊNH |
Bà Trần Thị Vân, 42 tuổi, trú thôn Yên Tràng, xã Kim Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết hai tuần trước, con trai bà là em T.Đ.Q. đến UBND xã Kim Lộc xin xác nhận lý lịch để làm hồ sơ nhập học đại học.
Biết bà Vân chậm đóng tiền làm đường giao thông, cán bộ xã đã giữ lại hồ sơ lý lịch của em Q. và yêu cầu bố mẹ Q. lên trụ sở xã làm việc, cam kết nộp tiền mới trả lại hồ sơ cho em.
“Con tôi không chấp nhận yêu cầu của cán bộ xã, xin lấy hồ sơ sớm để đi nhập học. Không ngờ trong hồ sơ của con, cán bộ xã viết nhận xét 'Gia đình chưa chấp hành các khoản đóng nộp của thôn'”.
Sau đó, bà Vân phải lên xã đóng tiền làm đường thì mới được cán bộ xác nhận lại lý lịch cho con bà đi nhập học.
Ông Trần Văn Hữu, chủ tịch UBND xã Kim Lộc, cho biết xã đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc cán bộ nhận xét hồ sơ lý lịch của con bà Vân.
“Đáng ra cán bộ xã phải bàn bạc việc giải quyết nợ mới đúng quy trình, còn việc nhận xét như vậy là không đúng cho lắm”, ông Hữu nói.
Có thể thấy hồ sơ của em T.Đ.Q. chính là mẫu lý lịch sinh viên do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm 2007, được các trường áp dụng suốt 10 năm nay, trong đó đề nghị chính quyền địa phương xác nhận "việc thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên tại địa phương".
Mẫu lý lịch này là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp "bút phê" gây khó cho sinh viên như ở gần đây. Nhưng cách "bút phê" như vậy cũng xuất hiện cả ở các mẫu lý lịch thông thường như trường hợp ở .
Theo quy định của luật pháp, "bút phê" dù tốt hay xấu đều không phải là , vì chính quyền địa phương chỉ chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch còn người khai tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận