20/10/2018 21:27 GMT+7

Là em, cô gái thích 'xê dịch'!

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TTO - “Xê dịch” không chỉ là một niềm đam mê. Với cô gái ấy, đó là cách để cô bước ra thế giới, khám phá những giới hạn của bản thân, tích cóp vốn sống, sự trải nghiệm để trưởng thành hơn.

Là em, cô gái thích xê dịch! - Ảnh 1.

Đỗ Phạm Nguyệt Thanh trong phòng học phẫu thuật bằng robot tại kỳ thực tập ở Bỉ - Ảnh: N.TH.

Đã quen với những lần đi giao lưu nước ngoài, song mỗi chuyến đi với (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) vẫn luôn là hành trình trải nghiệm mới đầy bất ngờ.

"Đi nhiều không hẳn đã sướng đâu, vì phải chuẩn bị rất nhiều trước mỗi chuyến đi. Tôi tự xác định luôn phải biết mình đang ở đâu, cái gì không biết sẵn sàng nói không chứ không phải cứ thoải mái "chém" đâu" - Nguyệt Thanh trải lòng khi trò chuyện cùng Tuổi Trẻ.

“Tôi thấy mình có thế mạnh hơn khi nghiên cứu vì nhận ra dù không ngại nhưng tôi khá căng thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân. Tôi muốn chuyên sâu nghiên cứu huyết học và cố gắng tìm học bổng đi châu Âu học tiếp ngay sau khi tốt nghiệp càng tốt.

ĐỖ PHẠM NGUYỆT THANH

Chọn y, mà đi thì cứ đi!

* Sao không phải là một ngành học khác mà lại chọn y khi bạn cũng tự biết mình thích đi đây đó?

- Chọn y vì tôi thật sự đam mê chứ gia đình không ủng hộ học y vì sợ con gái cực. Ba mẹ muốn tôi học công nghệ sinh học nhưng đã xác định nên tôi quyết tâm làm bài thi khối B vào y khoa nghiêm chỉnh, còn bài thi khối A vào công nghệ sinh học làm vừa phải thôi.

Đỗ Phạm Nguyệt Thanh chỉ đỗ vào ngành bác sĩ đa khoa, rớt công nghệ sinh học và đâu còn quyền lựa chọn nào khác. Ba tôi nhận kết quả và lầm bầm: Đậu bác sĩ mà rớt công nghệ sinh học, quả không hiểu nổi!

* Mỗi chuyến bước chân ra cùng bạn bè thế giới đọng lại trong bạn điều gì?

- Các chuyến đi hầu hết đều thông qua hoạt động giao lưu quốc tế thanh niên của Đoàn. Có chuyến tôi ứng tuyển và được chọn, cũng có chuyến được chỉ định tham gia vì từng có kinh nghiệm trước đó.

Tôi nhớ lần đến Ấn Độ, suốt nửa tháng sống trong kỷ luật quân đội, hoạt động với thiếu sinh quân, không điện thoại liên lạc, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài cánh cổng doanh trại.

Hay chuyến đi Sri Lanka mà tôi là một trong năm đại diện của VN cùng với 100 bạn trẻ nhiều nước giao lưu với 6.000 bạn trẻ Sri Lanka cũng đáng nhớ.

Nhưng ấn tượng có lẽ là chuyến đi 21 ngày tham gia chương trình tình nguyện tại Malaysia hè vừa rồi.

Chúng tôi được đưa tới một đảo khá lớn của Malaysia và chia về sống tại nhiều ngôi làng. Hằng ngày tôi dạy học cho học sinh cấp I. Người dân trong làng hầu như không biết tiếng Anh nên chúng tôi giao tiếp bằng "ngôn ngữ cơ thể" là chính.

Chúng tôi không được biết trước gì cả, phải tự tìm hiểu xem người dân ở đó đang cần gì để làm cùng họ với các hoạt động bám sát mục tiêu thiên niên kỷ, phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Và sau mỗi ngày phải viết báo cáo về hoạt động của ngày hôm đó gửi về ban tổ chức.

Cứ thử thách chính mình

* Đi và gặp gỡ bạn trẻ nhiều nước, bạn có thấy khác biệt gì giữa họ với các bạn trong nước?

- Tôi thấy nhiều bạn trẻ trong nước khi ra nước ngoài rất ngại nhận "tôi không biết" ngay cả khi họ đang thật sự không có nhiều thông tin về điều mình đang nói, cũng ít có thói quen nói "xin lỗi, cảm ơn".

Chưa kể mình hay đặt mục tiêu nhưng lại không có kế hoạch nên hầu như ít khi đạt được. Trong khi những người bạn nước ngoài tôi gặp đều nói rõ về kế hoạch cuộc đời của họ trong 5 năm, thậm chí 10 năm tới.

Họ chia nhỏ kế hoạch ấy theo từng mốc thời gian, xác định những việc phải làm hằng năm để hoàn thành kế hoạch cuộc đời.

Tôi thấy đó đã là sự khác biệt!

* Nếu cần chia sẻ, bạn nói gì với những bạn đồng trang lứa với mình?

- Cứ mạnh dạn thử thách chính mình. Bạn đừng ngại, vì có thất bại cũng không sao cả, sẽ chỉ thêm cơ hội trải nghiệm cho bạn thôi. Dĩ nhiên bạn cần phải biết đâu là điểm sáng của bản thân để biết khoe chúng ra, phát huy đúng lúc.

Mỗi chuyến đi với tôi đều háo hức khám phá những điều mới, khám phá năng lực của bản thân.

Tôi nghĩ có thể sau mỗi chuyến giao lưu ấy họ cũng chẳng nhớ bạn là ai nhưng chỉ cần họ nhớ đoàn VN đã làm những gì thì chính bạn với tư cách là một thành viên trong đoàn cũng đã là một đại sứ hình ảnh người trẻ VN rồi.

Hãy tìm hiểu về mỗi chuyến đi, thử sức khi thấy phù hợp và đừng tự từ chối cơ hội của chính bạn.

Một tháng đổi thay cách nghĩ

* Nghe nói chuyến thực tập tại Bỉ một tháng đã khiến bạn khác đi nhiều sau đó?

- Ấy là chuyến đi rất tình cờ. Nhờ cô hiệu trưởng giới thiệu, tôi làm trợ lý cho một giáo sư người Bỉ qua VN tổ chức hội nghị huyết học châu Á - Thái Bình Dương và qua vị giáo sư này, tôi có suất đi Bỉ thực tập một tháng sau khi hoàn thành năm thứ nhất.

Tôi được vào bệnh viện, đi theo và quan sát cách các bác sĩ làm việc, được lên lớp học chuyên môn. Đặc biệt, tôi được tham gia khóa học miễn phí ba ngày phẫu thuật bằng robot mà chi phí cho một người tham gia tới 2.500 euro/ngày.

Sau khi quan sát, tôi được thực hành điều khiển robot phẫu thuật trên heo. Một trải nghiệm không dễ gì có được trong đời.

Thực tế tôi có hơi hoang mang một chút với việc học của mình sau khi hết năm đầu. Vì chuyến đi này mà tôi tạm hoãn học một năm chứ đúng ra năm nay phải là năm cuối nhưng hiện tôi đang học năm thứ năm.

Nhưng chính chuyến đi ấy đã giúp tôi nhận ra và xác định rõ hơn con đường mình đeo đuổi.

QUỐC LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp