Đây là nhận định của Nhóm tư vấn Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-132), và đó cũng là nguyên nhân khiến việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng gặp khó khăn, gây trở ngại trong công tác phòng chống bệnh dịch và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.
Mặc dù các chỉ số về kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV giảm một cách hết sức ấn tượng, đặc biệt tại những địa bàn triển khai “Sáng kiến điều trị 2.0” (uống 1 viên thuốc kháng virus duy nhất/lần/ngày), nhưng nhóm tư vấn cho rằng Việt Nam cần tham gia mạnh mẽ và thảo luận cởi mở hơn nữa về vấn đề này.
Nhận định của nhóm tư vấn cũng cho thấy, giống như nhiều quốc gia, Việt Nam đang đối mặt với thách thức duy trì bền vững các thành quả phòng, chống HIV/AIDS khi nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi nguồn lực đầu tư trong nước còn hạn chế.
Ngoài ra, còn rất nhiều thách thức khác như: số người nhiễm HIV tiếp tục gia tăng; dịch HIV diễn biến ngày càng phức tạp hơn; độ bao phủ của chương trình điều trị người nhiễm HIV còn hẹp…
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường chính sách và pháp lý để đáp ứng với yêu cầu mới của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Chuyển dần từ các hình thức mang tính trừng phạt người nghiện ma túy, người bán dâm, sang các biện pháp can thiệp giảm tác hại dựa vào cộng đồng phù hợp với tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế.
Đồng thời, cần phải tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội, áp dụng các mô hình có hiệu quả, đảm bảo tính dễ tiếp cận dịch vụ, trong đó cần tiếp tục mở rộng mô hình triển khai “Sáng kiến điều trị 2.0”.
Hiện, sáng kiến này bước đầu đã giúp mở rộng việc tiếp cận sớm với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV, kết hợp lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã; song song là triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận