08/08/2020 07:23 GMT+7

Kỳ thi lần này, các con đã quá lo lắng, xin đừng làm con căng thẳng thêm

TRẦN HUỲNH thực hiện
TRẦN HUỲNH thực hiện

TTO - Kỳ thi lần này diễn ra khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến không chỉ thí sinh mà cả phụ huynh lo lắng. GS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trao đổi về vấn đề này.

Kỳ thi lần này, các con đã quá lo lắng, xin đừng làm con căng thẳng thêm - Ảnh 1.

Phụ huynh đưa con đi thi và mệt mỏi chờ đợi bên lề đường - Ảnh: MINH ANH

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, GS.TS tâm lý HUỲNH VĂN SƠN - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - nói: "Cần nhìn nhận rằng đây là mùa thi có nhiều thách thức và khó khăn. Vấn đề là cần thông cảm cho nhau và đối diện với sự thật không thể thay đổi. 

Tôi nghĩ các địa phương cũng đã cam kết chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện phục vụ khâu phòng chống dịch trong kỳ thi này".

* Đây là kỳ thi quan trọng nhất nên nhiều thí sinh đang lo lắng. Các bạn cần làm gì để bớt lo âu, thưa ông?

- Lo lắng là tất nhiên bởi tâm lý học và thi. Nếu nhìn tích cực, chúng ta sẽ nhận ra nếu vượt được kỳ thi là lúc ta hiểu về chính mình, xác định năng lực của chính mình và tạo ra những cảm xúc nhất định sau kỳ thi. 

Hằng năm vẫn có kỳ thi này dành cho thí sinh tự do, trong đó có nhiều thí sinh chưa thi đỗ năm trước hay vài năm trước. Nói thế để khẳng định rằng chúng ta cho mình cơ hội, thể hiện bản thân mình và hết lòng với kỳ thi bằng trách nhiệm và cả sự quyết tâm của bản thân là có thể tạo ra sự thoải mái và cân bằng cần có về tâm lý, tinh thần.

* Mặc dù các địa phương đã cam kết chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện phục vụ khâu phòng chống dịch trong kỳ thi này nhưng vẫn có phụ huynh không yên tâm cho con đi thi. Theo ông, có nên vậy không?

- Hơn ai hết cha mẹ mong muốn bảo vệ con mình, đảm bảo an toàn của con bởi đó là sự bao la trong tình yêu, trong sự che chở và quan tâm con cái. Thế nhưng cũng cần nhìn nhận một tồn tại thực tế của cuộc sống: tình hình dịch bệnh là vấn đề không thể giải quyết ngày một ngày hai. 

Những khó khăn và thách thức không chỉ xảy ra với con mình mà nhiều bộ phận khác cùng chung sức, chung lòng để có kỳ thi an toàn tuyệt đối.

Mặt khác cũng cần lắng nghe và có niềm tin vào một chủ thể 18 tuổi với những kỹ năng sống để vào đời. Hơn thế nữa, tùy từng thời điểm để có cách ứng xử thấu tình đạt lý. 

Nếu lo lắng, hãy đồng hành cùng con cái để đảm bảo sự an toàn cho con như trao tay nước rửa tay khô, chuẩn bị khẩu trang đúng chuẩn, nhắc nhở con cái cách sử dụng khẩu trang an toàn, chia sẻ và tạo nguồn lực động viên để con cái vững tin trong mùa thi bằng những nụ cười, bằng lời nói có hạt nhân niềm tin, gắn kết với con cái bằng sự gieo hạt mầm của ý chí, để con cái có thêm sức mạnh.

Kỳ thi lần này, các con đã quá lo lắng, xin đừng làm con căng thẳng thêm - Ảnh 2.

GS.TS tâm lý HUỲNH VĂN SƠN

"Kỳ thi đã đến, thí sinh cần cố gắng cân bằng tâm lý, sức khỏe bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý, tập thể dục... Nỗ lực hết mình trong kỳ thi sắp tới và vững tin để gặp lại nhau dẫu ở ngưỡng cửa nào cũng đáng quý. Quan trọng là ta đã hài lòng vì ta đã hết lòng, hết sức.

GS.TS HUỲNH VĂN SƠN

* Cũng có một hình ảnh khác là rất nhiều phụ huynh "đi thi cùng con", xin nghỉ làm để đưa con đến điểm thi và ngồi chờ đợi trước cổng trường... Phụ huynh cần làm gì để "lên dây cót" tinh thần cho con em mình khi đi thi trong dịch?

- Với nhiều bậc cha mẹ, việc thương yêu sẽ được diễn ra theo suy nghĩ đưa đón, học bài cùng con, kiểm tra bài, dò bài... và thậm chí là khảo sát kết quả thi. Tất cả những điều này có thể tạo ra hai mặt của một vấn đề: kỳ vọng và áp lực; thương yêu và yêu cầu cao; gần gũi và kiểm soát... 

Thực ra không ai có quyền trách phụ huynh nhưng kinh nghiệm cho thấy ở nhiều học sinh, sự quan tâm vừa phải, sự động viên đúng lúc, kịp thời sẽ làm cho học sinh đúng điểm rơi phong độ, tạo ra xúc cảm tích cực và hứng thú để đạt kết quả như mong đợi.

Việc một số bậc cha mẹ biểu hiện "đậm quá" trong sự quan tâm đến kỳ thi của con cũng có thể làm cho con cái căng thẳng mà bản thân chúng ta không nhận ra... 

Đơn cử ở một vài tỉnh thành khác nhau tôi đã từng tham gia các hoạt động có liên quan đến kỳ thi, phụ huynh có biểu hiện rất khác nhau. Cụ thể phụ huynh ở TP Tân An (Long An), Vũng Tàu... rất quan tâm đến con nhưng không quá mức chăm chút, đưa đón. 

Sự quan tâm diễn ra nên theo chiều kích vừa phải, lắng nghe con cái, tìm hiểu cảm xúc, sự mong đợi và thoải mái về cảm xúc để con cái có nguồn động lực quan trọng mà không bị áp lực quá mức.

Kỳ vọng có thể trở thành áp lực

Không phủ nhận hình mẫu thành công là phải trở thành sinh viên đại học, vào đời vào nghề với học vị cử nhân hay hơn thế nữa... làm cho học sinh có thể bị áp lực. Kỳ vọng này ở gia đình, ở xã hội có thể trở thành áp lực với không ít học sinh. Điều quan trọng là học sinh phải thành công và song hành với đó là hạnh phúc.

Hành trình đi tìm hạnh phúc của mỗi học sinh cần dựa vào nỗ lực, sự quyết tâm của chính các em nhưng phải hướng đến những gì các em muốn và khao khát. Có như thế, các em học sinh không những tỉnh táo hơn, biết chọn lọc hơn, thích ứng hơn trong cuộc sống.

Máy bay trực thăng chở đề thi tốt nghiệp THPT ra Côn Đảo Máy bay trực thăng chở đề thi tốt nghiệp THPT ra Côn Đảo

TTO - Trực thăng xuất phát từ Vũng Tàu đã chở đề thi cùng hàng chục cán bộ bay ra Côn Đảo để phục vụ cho một điểm thi duy nhất tại huyện đảo này. Sau đó, bài thi của thí sinh cũng sẽ được chở về đất liền bằng trực thăng.

TRẦN HUỲNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp