28/06/2018 11:21 GMT+7

Kỳ thi '2 trong 1' kéo dài đến bao giờ?

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ

TTO - Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết câu trả lời sẽ có... trong thời gian tới.

Kỳ thi 2 trong 1 kéo dài đến bao giờ? - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, TP.HCM kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Chiều 27-6, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo liên quan đến kỳ 2018. Tại buổi họp báo, câu hỏi được nhiều người quan tâm là kỳ thi 2 trong 1 kéo dài đến bao giờ?

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết "kỳ thi đã được tổ chức 4 năm, trung ương đang chỉ đạo sơ kết 5 năm việc thực hiện nghị quyết 29. Trong đó sẽ có nội dung sơ kết về đổi mới kỳ thi THPT quốc gia.

Sau khi có sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết 29, đến khi có chương trình sách giáo khoa mới thì sẽ có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để có phương án phù hợp cho giai đoạn tiếp theo", ông Trinh nói.

Dù chưa đưa ra đáp án cho một phương án thi, xét tuyển phù hợp trong thời gian tới nhưng ông Trinh vẫn cho rằng việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như những năm qua là phù hợp.

Một vấn đề khác cũng được đặc biệt quan tâm là đề thi năm nay "khiến nhiều thí sinh bật khóc". Nhiều giáo viên cũng nhận định đề thi năm 2018 vừa khó vừa dài, nhất là môn toán.

Ông Sái Công Hồng - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, khẳng định tất cả các đề thi đều nằm trong nội dung chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 (85%), còn lại là kiến thức lớp 11.

Về phân loại độ khó, đảm bảo có 4 mức độ, với 60% cơ bản, 40% nâng cao. Phần nâng cao cũng nằm trong chương trình, không đánh đố thí sinh.

Ông Sái Công Hồng cũng thừa nhận tuy đề nằm trong chương trình, đã cân nhắc để vừa sức với thí sinh nhưng theo định hướng chung, các đề thi có tăng tỉ lệ câu hỏi mang tính vận dụng, vận dụng cao. "Tuy vậy vẫn đảm bảo yêu cầu xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả để tuyển sinh", ông Hồng khẳng định.

PV Tuổi Trẻ đưa ra ý kiến nhiều thí sinh băn khoăn về mức độ cân bằng độ khó giữa các mã đề khác nhau trong bài thi trắc nghiệm trong khi Bộ GD-ĐT thì luôn khẳng định độ khó các mã đề khác nhau trong cùng môn thi, vì câu hỏi thi trắc nghiệm đã được chuẩn hóa.

Ông Sái Công Hồng vẫn khẳng định quy trình chuẩn hóa câu hỏi trong ngân hàng đề thi phục vụ các bài thi trắc nghiệm được tiến hành bài bản với hỗ trợ của công nghệ nên không thể có chuyện các câu hỏi cùng mức độ ở các mã đề khác nhau bị chênh về độ khó.

Đây thực sự là vấn đề mang tính kỹ thuật, "bếp núc" của công việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi mà chỉ những người phụ trách mới rành rẽ. Nhưng thông tin từ thí sinh và sự chênh lệch từ điểm thi giữa các mã đề khác nhau trong cùng một môn thi vẫn mang đến sự hoài nghi cho nhiều người.

Thăm dò ý kiến

Có ý kiến cho rằng không nên tổ chức kỳ thi "2 trong 1" như hiện nay vì không đủ cơ sở để xét tuyển vào đại học. Theo bạn:

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Chấm thi THPT quốc gia được thực hiện ra sao?

TTO - Ngay từ chiều 27-6, các hội đồng thi THPT quốc gia trên cả nước bắt đầu tiến hành làm phách bài thi. Sau khi làm phách xong ban chấm thi sẽ làm việc và tiến hành chấm thi.

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp