29/11/2022 13:32 GMT+7

Kỳ lạ thi hài 54 năm vẫn nguyên vẹn trong căn nhà hơn 130 năm tuổi

ĐẶNG TUYẾT
ĐẶNG TUYẾT

TTO - Trong căn nhà cũ hơn 130 năm tuổi, bà Trần Thị Nguyệt (53 tuổi, ngụ xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang) sống với con và hai cháu nội cùng chiếc quan tài chứa thi hài người đàn ông còn nguyên vẹn suốt hơn 54 năm qua.

Kỳ lạ thi hài 54 năm vẫn nguyên vẹn trong căn nhà hơn 130 năm tuổi - Ảnh 1.

Cận cảnh chiếc quan tài còn nguyên vẹn chứa thi hài suốt 54 năm qua - Ảnh: TỐNG DOANH

Ngôi nhà cũ có tuổi hơn 130 năm tọa lạc tại cù lao huyện Phú Tân, An Giang hiện do bà Nguyệt và các con cháu trông nom, hương khói cho cha mẹ chồng. Đặc biệt nơi này còn lưu giữ thi hài người đã mất cách nay 54 năm trong quan tài trên căn gác lửng suốt nhiều năm qua.

Sự việc kỳ lạ này khiến người dân liên tưởng đến những xác ướp tồn tại theo thời gian.

Bà Nguyệt kể từ khi bà về làm dâu đã có chiếc quan tài lưu giữ thi hài người anh chồng trong nhà. Sinh thời cha mẹ chồng bà kể câu chuyện hy hữu xảy ra năm 1968, anh chồng của bà là Đinh Công Hạo mất sau nhiều năm bị bệnh không rõ nguyên nhân.

"Quá thương con, ông bà dỡ mộ lên thấy có kiến cắn một phần da thịt, nhưng không có mùi hôi thối gì nên đem anh trở vô nhà. Thời điểm đó người dân khắp nơi về xem đứng chật kín nhà, cha tôi thấy vậy đem xác đặt vào quan tài, đậy kính lên trên để trong nhà. Thi hài sau đó khô lại và còn nguyên vẹn dù không tẩm ướp bất cứ chất gì", bà Nguyệt kể lại.

Kỳ lạ thi hài 54 năm vẫn nguyên vẹn trong căn nhà hơn 130 năm tuổi - Ảnh 2.

Căn gác lửng nơi đặt quan tài trong căn nhà cũ tuổi đời hơn 130 năm - Ảnh: TỐNG DOANH

Theo một bác sĩ đang công tác tại An Giang, thông thường sau khi chết, quá trình phân hủy sẽ có những yếu tố như: các tế bào bắt đầu phân hủy và lan ra khắp cơ thể, đầu tiên nhất là các tạng; các vi khuẩn trong cơ thể phát triển làm phân hủy.

"Nếu xác để lâu không phân hủy có thể do một số nguyên nhân như thức ăn, nước uống, yếu tố môi trường thuận lợi làm chậm phân hủy; hoặc do thể trạng đặc biệt, cơ thể thiếu nước, sau khi chết cơ thể nhanh khô hơn so với bình thường", vị bác sĩ này giả thuyết.

PGS.TS văn hóa học Trần Văn Ánh khẳng định tục thờ cúng tổ tiên, ông bà là truyền thống tốt đẹp, được lưu giữ trong tâm thức người dân phổ biến thành đạo thờ cúng ông bà, giúp gắn bó cộng đồng gia đình thế hệ, không phải gọi là mê tín.

"Theo phong tục, người sau khi mất sẽ an táng theo hình thức thổ táng, hỏa táng, thiên táng... Hiện nước ta có một vài trường hợp của nhà sư được người dân tôn kính ướp xác để giữ lại. Còn việc lưu giữ xác lại trong nhà hơn 50 năm vẫn chưa đủ thời gian khẳng định được gì thêm ở góc độ khảo cổ học cũng như nghiên cứu. Có thể do nguyện vọng riêng của gia đình", ông Ánh nói.

Xác ướp Xác ướp 'nàng tiên cá' 300 năm tuổi ở Nhật là 'ghép' giữa khỉ và cá?

TTO - Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đang tìm hiểu nguồn gốc của xác ướp 'nàng tiên cá' 300 năm tuổi được tôn thờ trong nhiều thế kỷ. Xác ướp này có thể bao gồm phần thân của một con khỉ được khâu vào nửa dưới của một con cá.

ĐẶNG TUYẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp