Phóng to |
Một khu rừng rực sáng nhờ đàn đom đóm phát sáng. Tác giả Tsuneaki Hiramatsu đã sử dụng chức năng “tốc độ màn trập chậm” của máy ảnh để bắt tín hiệu phát sáng chập chờn của đom đóm - Ảnh: Discovery |
Triển lãm cho thấy sự đa dạng của các sinh vật có khả năng phát quang sinh học, từ sinh vật ở đất liền tới sinh vật biển sâu; cũng như sự phong phú trong cách thức phát sáng của chúng: có loài phát sáng để thu hút bạn tình/con mồi, có loài phát sáng để đe dọa kẻ thù...
Phát quang sinh học là hiện tượng các sinh vật tạo ra ánh sáng thông qua một phản ứng hóa học. |
Tuổi Trẻ Online giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh tại cuộc triển lãm “Những sinh vật phát sáng: phát quang sinh học của tự nhiên”:
Phóng to |
Nấm Panellus stipticus phát sáng, thường mọc trên các khúc gỗ mục ở các khu rừng miền đông Bắc Mỹ - Ảnh: Discovery |
Phóng to |
Cận cảnh chú đom đóm ma màu xanh Phausis reticulate phát sáng. Loài này được tìm thấy ở miền trung và đông nam nước Mỹ - Ảnh: Live Science |
Phóng to |
Ánh sáng nhấp nháy trong bức ảnh này là của hàng ngàn sinh vật đơn bào thuộc loài tảo Pyrocystis fusiformis - Ảnh: Discovery |
Phóng to |
Sinh vật phát quang sinh học khác với sinh vật huỳnh quang. Sinh vật phát quang sinh học tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng một phản ứng hóa học, còn sinh vật huỳnh quang hấp thụ ánh sáng và tỏa ra một bước sóng có màu sắc khác nhau. Trong ảnh là một loài bò cạp phát huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím và có màu xanh - Ảnh: Live Science |
Phóng to |
Cá rồng đen đực có một chiếc “cần câu” hay còn gọi là “phao” phát sáng ở miệng dưới để thu hút con mồi. Nạn nhân khi dính bẫy sẽ bị hàm răng sắc nhọn của loài cá dữ tợn này xơi tái. Ngoài ra, cá rồng đen đực và cái còn có những cơ quan phát sáng nằm rải rác xung quanh cơ thể - Ảnh: Discovery |
Phóng to |
Các nhà nghiên cứu tạo ra các cây thuốc lá phát sáng bằng cách cấy gen vi khuẩn biển phát quang sinh học - Ảnh: Live Science |
Phóng to |
Phóng to |
Cá tì bà - Ảnh: AMNH |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận