20/11/2023 14:20 GMT+7

KTS Ngô Viết Nam Sơn gợi ý thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Ông Ngô Viết Nam Sơn gợi ý thiết kế một công trình biểu tượng hữu nghị TP.HCM xứng tầm, thành một điểm nhấn mỹ quan mới của thành phố.

KTS Ngô Viết Nam Sơn - Ảnh: FBNV

KTS Ngô Viết Nam Sơn - Ảnh: FBNV

Cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM (tới hết ngày 27-12) do Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Công ty xi măng INSEE đồng hành.

Cuộc thi với mục đích quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới.

Đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu.

Nói tưởng đơn giản nhưng thật ra việc thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM không đơn giản như thiết kế một logo hay một công trình điêu khắc. Nói chính xác hơn, nó chính là thiết kế một không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Nếu làm tốt thì thiết kế đó mới đúng tầm.

KTS Ngô Viết Nam Sơn

Thiết kế thể hiện được mối quan hệ hữu nghị đặc biệt

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, quan hệ hữu nghị khác quan hệ ngoại giao. Quan hệ hữu nghị mang tính chất đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Những địa phương có quan hệ hữu nghị với TP.HCM là những người bạn của TP.HCM. "Người tham gia thiết kế biểu tượng phải hiểu biểu tượng hữu nghị TP.HCM khác biểu tượng hữu nghị của nước Việt Nam", ông nói.

Vì lẽ đó, thiết kế phải ưu tiên và nêu bật được mối quan hệ hữu nghị của 58 địa phương này với TP.HCM. Ông Sơn cũng lưu ý người dự thi đừng quên những địa phương hiện chưa ký quan hệ hữu nghị, hợp tác với TP.HCM nhưng thuộc diện tiềm năng, tương lai có thể trở thành những người bạn của TP.

Ông ví dụ thủ đô Paris (Pháp) hoặc Montreal (Canada).

Đặc biệt, Montreal hiện là thành phố ngầm lớn nhất thế giới. TP.HCM đang muốn làm không gian ngầm thì có thể nghĩ đến địa phương này.

Ông Ngô Viết Nam Sơn cho rằng khi ta nhấn mạnh theo hướng đó, ý nghĩa về biểu tượng hữu nghị TP.HCM sẽ thành hình một cách rất logic.

Có nhiều phương án có thể thiết kế. Ông Ngô Viết Nam Sơn gợi ý có thể chọn một thiết kế khá đơn giản.

Chẳng hạn làm một quả địa cầu, trên đó định vị TP.HCM bằng cách đánh điểm đỏ, 58 địa phương đang có quan hệ hữu nghị với TP.HCM đánh điểm hồng, những thành phố chưa liên kết hữu nghị nhưng có tiềm năng đánh điểm xanh.

Thiết kế đưa yếu tố công nghệ vào, để khi đêm về, những điểm đó sáng lên. Du khách lẫn người dân thành phố nhìn vào là thấy ngay mối quan hệ hữu nghị của TP.HCM với các địa phương khác trên thế giới.

Thiết kế hoàn toàn có thể cho thấy ngày địa phương, thành phố đó được thành lập, lịch sử phát triển ra sao, văn hóa xã hội có gì đặc biệt...

Đi cùng đó là các hoạt động đi kèm để kỷ niệm như lễ hội, pa nô, poster, video, treo cờ, giới thiệu ẩm thực... ở khu quảng trường bao quanh. Có thể mời những người dân ở các địa phương đó đang sống và làm việc ở TP.HCM đến chung vui cùng, tạo thành một sự kiện có ý nghĩa.

Hiện TP.HCM thiết lập mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với 58 địa phương trên thế giới thì TP.HCM sẽ có thêm 58 ngày hữu nghị ở khu vực đó trong một năm.

Theo ông Sơn, từ ý tưởng quả cầu đó, thí sinh có thể thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau và phát triển như thế nào cho đẹp, miễn sao nói được mối quan hệ đặc biệt này.

"Sau cái bắt tay hữu nghị là những chương trình hợp tác kinh tế - xã hội dài hạn, làm giàu giữa hai bên, qua đó thúc đẩy nhau phát triển. Thí sinh nên nhìn biểu tượng hữu nghị TP.HCM theo góc đó mới xứng tầm", ông Sơn bày tỏ.

Nên hài hòa, không tranh chấp không gian di sản hiện hữu

Dự kiến công trình này sẽ được đặt tại công viên Lam Sơn, gần Nhà hát TP.HCM, cắt ngang qua đường Đồng Khởi nổi tiếng nằm tại quận 1, nơi từ xưa tới nay vẫn được xem là trục văn hóa - di sản, dịch vụ, thương mại của TP.HCM.

Đó cũng chính là trục bản lề nối liền không gian di sản truyền thống với không gian hiện đại của thế kỷ 21.

Theo ông Sơn, thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM nên hài hòa và không nên tranh chấp về mặt không gian với không gian di sản bao quanh.

"Nghĩa là thiết kế không nên quá lớn, tỉ lệ vừa phải, không nên quá diêm dúa, màu mè mà nhẹ nhàng, sang trọng, hiện đại và được bao phủ bởi không gian xanh", ông Sơn diễn giải cụ thể hơn.

Hơn nữa, nếu chỉ phác thảo biểu tượng thì không đủ, thí sinh cũng nên phác thảo cho được không gian quy hoạch chung quanh. Ông nói: "Nếu làm tốt, công trình này hoàn toàn có thể trở thành một điểm đến mới của thành phố, nâng giá trị của không gian khu vực này, hướng tới tương lai".

KTS Ngô Viết Nam Sơn gợi ý thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM - Ảnh 3.

Mời bạn đọc dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu;

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty Xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời cũng là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại Công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Cuộc thi mời gọi các đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người nước ngoài ở các địa phương có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM, có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.

Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 27-10 đến hết ngày 27-12-2023. Hình thức dự thi có thể viết bài, làm đồ họa, video, powerpoint, công trình, dự án... để đưa ra các ý tưởng, phác thảo cụ thể về các biểu tượng phù hợp với TP.HCM hiện nay và sau này.

Gửi bài dự thi trực tiếp vào email: [email protected].

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định khi gửi email phải scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF. Thời gian nhận bài được tính theo thời gian trên thư điện tử.

Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng;

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết thúc cuộc thi, lễ trao giải sẽ diễn ra cùng một hội thảo (dự kiến cuối tháng 12-2023) lắng nghe ý kiến lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo các sở ban ngành, chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc cùng các bạn đọc đoạt giải.

Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Thành phố của tình hữu nghịThiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Thành phố của tình hữu nghị

Tác giả Mai Trang cho biết bài dự thi là phác thảo về bộ biểu tượng hữu nghị lấy cảm hứng từ sự đơn giản vì "đơn giản là đẹp".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp