01/10/2019 09:19 GMT+7

Kinh tế số: những vấn đề ngoài công nghệ

TS NGUYỄN SĨ DŨNG
TS NGUYỄN SĨ DŨNG

TTO - Nghị quyết của Bộ Chính trị về cách mạng công nghiệp 4.0 đề ra mục tiêu phấn đấu để đến năm 2025 kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP và đến năm 2030 chiếm trên 30% GDP. Để đạt được mục tiêu quan trọng này, công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Song có công nghệ trong tay chưa phải là tất cả, có rất nhiều vấn đề cần phải nỗ lực và đáng bàn.

Trước hết, kinh tế số là hoạt động kinh tế đạt được từ hàng tỉ kết nối trực tuyến giữa con người, tổ chức, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Nền tảng của kinh tế số là sự siêu kết nối nhờ vào Internet, các thiết bị di động và Internet vạn vật (IoT). Chính vì vậy, sự cát cứ sẽ là kẻ thù của kinh tế số. Rất tiếc, đây lại là xu thế của rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở nước ta.

Một ví dụ cụ thể là mặc dù Luật tiếp cận thông tin đã được ban hành, việc tiếp cận thông tin của nhiều cơ quan chức năng vẫn không hề dễ dàng. Khắc phục xu thế cát cứ và độc quyền thông tin, dữ liệu ắt rất quan trọng để phát triển kinh tế số.

Bộ Chính trị đã nhận thấy điều này và giao phải có cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước.

Hai là, hoạt động kinh tế số là giao dịch trên mạng, giao dịch không an toàn thì sẽ không ai muốn giao dịch cả. Các vụ lừa đảo xảy ra như cơm bữa trên mạng như cho vay tiền ảo, bán hàng giả, đánh cắp thông tin, đánh cắp dữ liệu, đánh cắp tài khoản ngân hàng… còn tồn tại thì khó phát triển kinh tế số mạnh mẽ và lành mạnh.

Phòng chống tội phạm trên không gian mạng vì vậy rất quan trọng, việc phòng chống tội phạm hiệu quả đến đâu thì không gian mạng sẽ an toàn đến đó, sự sẵn sàng giao dịch lớn lên đến đó.

Ba là, giao dịch trên mạng cũng như giao dịch trong không gian vật lý, phải có lòng tin. Lòng tin chính là yếu tố quan trọng nhất để người ta làm ăn với nhau. Nếu lòng tin là thứ còn khá khan hiếm trong không gian vật lý thì cũng khó trông đợi nó sẽ dồi dào trong không gian mạng. Xây dựng văn hóa kinh doanh coi trọng chữ tín, coi trọng lợi ích của khách hàng rất quan trọng để xây dựng lòng tin và cũng là để thúc đẩy kinh tế số.

Cuối cùng, bảo vệ quyền riêng tư cũng rất quan trọng để phát triển kinh tế số. Giao dịch trên mạng tự động để lại thông tin là điều khác biệt của kinh tế số. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu như sau khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trên mạng, bạn bị gửi tin nhắn và gọi điện liên tục để quảng cáo?

Rồi thì những thông tin riêng tư khác như bệnh tình của bạn, sở thích của bạn… bị phát tán ngoài ý muốn của mình? Bảo vệ quyền riêng tư trên mạng vì vậy chính là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy kinh tế số phát triển.

Giải quyết được những vấn đề ngoài công nghệ đó càng hiệu quả thì sẽ càng giúp chúng ta đạt mục tiêu quan trọng về kinh tế số mà Bộ Chính trị đã đặt ra.

Việt Nam muốn hợp tác kinh tế số với G20 Việt Nam muốn hợp tác kinh tế số với G20

TTO - Ngày 28-6, tại Trung tâm hội nghị Intex của TP Osaka, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tham dự các hoạt động của Hội nghị thượng đỉnh G20.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp