08/01/2019 14:59 GMT+7

Kinh phí nghiên cứu ở ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ bằng 1/250 nước ngoài

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Thông tin trên được lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM báo cáo với Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội trong buổi làm việc sáng nay 8-1.

Kinh phí nghiên cứu ở ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ bằng 1/250 nước ngoài - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu trong buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM sáng 8-1 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo Ban kế hoạch - tài chính ĐH Quốc gia TP.HCM, trong các năm 2016, 2017 và 2018, tỉ lệ giữa vốn ngân sách nhà nước cấp so với tổng kinh phí của đại học này có xu hướng giảm dần về mức dưới 30% (năm 2018 là 798 tỉ đồng). 

Với quy mô đào tạo 65.000 sinh viên, trong ba năm qua, chi phí các công tác phục vụ đào tạo là 24,8-28 triệu đồng/1 sinh viên/năm.

Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM cũng cho rằng so với chi phí đào tạo của một số trường trong nước với cùng nhóm ngành đào tạo, chi phí này nằm ở mức trung bình, còn thấp so với mặt bằng chung. 

Đối chiếu với kinh phí bình quân cho một sinh viên đại học tại Singapore khoảng 21.853 SGD (tương đương 350 triệu đồng) năm 2016/2017. Chính việc này ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phần ngân sách nhà nước được ĐH Quốc gia TP.HCM dành cho đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, các đề tài nhiệm vụ cấp quốc gia, sự nghiệp khoa học công nghệ cấp ĐH Quốc gia chiếm 20-25% tổng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đại học này. 

Trung bình hàng năm mỗi cán bộ nghiên cứu ĐH Quốc gia TP.HCM nhận được kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 16 triệu đồng.

TS Nguyễn Ninh Thụy - trưởng ban Kế hoạch - tài chính ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết: "Kinh phí đầu tư trung bình cho một cán bộ nghiên cứu của ĐH Quốc gia TP.HCM trong 1 năm là 16 triệu đồng cho một công trình công bố trong và ngoài nước, trong khi tại ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), một cán bộ được đầu tư trung bình trong 1 năm là 4 tỉ đồng, gấp 250 lần".

Ông Nguyễn Đức Hải - chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội - nhận định tiềm năng và cơ hội phát triển của ĐH Quốc gia TP.HCM là rất lớn nhưng cũng đầy thách thức. Chi phí thấp mà đòi hỏi chất lượng cao, dạy bằng tiếng Anh là rất khó. Việc cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực cũng nhiều khó khăn khi chi phí các công tác phục vụ đào tạo của ta hiện nay quá thấp.

"Tôi thống nhất đề xuất ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư cho ĐH Quốc gia. Về cơ chế tự chủ tài chính, các trường phải có phương án cụ thể. Các trường đại học khác tồn tại được thì chúng ta cũng phải tồn tại theo cơ chế thị trường, giảm gần sự cấp phát của nhà nước", ông Hải nhấn mạnh.

Việt Nam cần có đại học sống bằng nghiên cứu, không bằng học phí

TTO - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo quốc gia về phát triển nhóm nghiên cứu trong các trường đại học được tổ chức ngày 5-1 tại Hà Nội.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp