20/10/2009 22:32 GMT+7

Kinh ngạc những sinh vật cổ

THIÊN NHIÊN (Theo Live Science)
THIÊN NHIÊN (Theo Live Science)

TTO - Tạp chí Live Science (Mỹ) vừa giới thiệu bộ sưu tập 25 sinh vật cổ: từ các loài cá, chim, động vật có vú, khủng long và những loài động vật khác được các nhà khảo cổ học phát hiện hóa thạch của chúng trong những năm gần đây.

Kinh ngạc những sinh vật cổ

TTO - Tạp chí Live Science (Mỹ) vừa giới thiệu bộ sưu tập 25 sinh vật cổ: từ các loài cá, chim, động vật có vú, khủng long và những loài động vật khác được các nhà khảo cổ học phát hiện hóa thạch của chúng trong những năm gần đây.

Những sinh vật cổ kỳ lạ này đã được các nhà khoa học tái hiện hình ảnh qua những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Dưới đây là 7 trong số 25 sinh vật cổ kỳ lạ được giới thiệu trên tạp chí Live Science.

ImageView.aspx?ThumbnailID=369721
Bò sát biển cổ đại Plesiosaur được phát hiện ở Nam Cực. Nó sắp được mô tả trên tạp chí khoa học về những sinh vật cổ có xương sống (The Journal of Vertebrate Paleontology) trong số ra sắp tới với bốn vây bơi và có chiếc cổ rất dài. Phân tích mẫu hóa thạch răng cá mập cắm vào xương con bò sát này đưa ra giả thuyết nó đã bị một đàn cá mập trắng khổng lồ cổ đại tấn công cho đến chết - Ảnh: Nicolle Rager
ImageView.aspx?ThumbnailID=369722
Hình minh họa khủng long to lớn ăn thịt Aerosteon sống cách đây 85 triệu năm với lá phổi màu đỏ và túi khí (nhiều màu khác) cho thấy nó có hệ hô hấp rất giống loài chim hiện đại. Một phân tích mới của hóa thạch khủng long Aerosteon cho biết đã củng cố sợi dây liên kết tiến hóa giữa loài này và chim hiện đại - Ảnh: Todd Marshall
ImageView.aspx?ThumbnailID=369723
Hình ảnh cá Megapiranha paranensis, tổ tiên của cá răng đao (Piranha) hiện đại dài gần 1m thường sống ở lưu vực sông Amazon - Ảnh: Ray Troll
ImageView.aspx?ThumbnailID=369724
Ấn tượng hình ảnh Camarasaurus, loài khủng long Sauropod cổ dài, ăn cỏ, sống cách đây 100 triệu năm. Hóa thạch loài khủng long này được tìm thấy tại sa mạc Sahara - Ảnh: Mark Witton/Mike Taylor
ImageView.aspx?ThumbnailID=369725

Hình vẽ một con voi Ma mút có lông xoăn tít. Sinh vật cổ này lớn hơn và có ngà cong hơn loài voi răng mấu Mastodon (đã bị tuyệt chủng, được cho là lần đầu tiên xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước). Voi Ma mút từng sống cách đây 10.000 năm, cuối thời kỳ băng hà.

Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau khiến loài voi này bị tuyệt chủng: do biến đổi khí hậu, Trái đất ấm lên, băng hà bị nứt vỡ, các con voi này bị sa xuống và bị đông lạnh, nhưng giả thuyết thuyết phục hơn là do sự săn bắn quá mức của con người, hoặc cũng có thể là do sao chổi va chạm mạnh vào Trái đất - Ảnh: Phòng thí nghiệm Stephan Schuster Đại học Pennsylvania, Mỹ

ImageView.aspx?ThumbnailID=369726
Cá thời tiền sử Dunkleosteus terrelli sống cách đây 400 triệu năm, dài hơn 10m và nặng khoảng 4 tấn - Ảnh: Mark Westneat
ImageView.aspx?ThumbnailID=369727
Cá voi cổ đại đã bị tuyệt chủng cách đây 25 triệu năm, nó được mệnh danh là “kẻ đi săn xấu xa” - Ảnh: Brian Choo

THIÊN NHIÊN (Theo Live Science)

THIÊN NHIÊN (Theo Live Science)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp