22/02/2018 15:01 GMT+7

Kinh doanh Tết không còn 'dễ ăn'

QUỲNH KHÔI
QUỲNH KHÔI

TTO - Bất kể là "thắng" hay "thua", hầu hết giới kinh doanh dịp Tết Mậu Tuất 2018 đều phải thừa nhận: nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi rất nhanh, rất mạnh, nên việc nắm bắt được xu hướng thị trường để chọn "điểm rơi" cho vi

Kinh doanh Tết không còn dễ ăn - Ảnh 1.

Người dân mua sắm hàng Tết tại siêu thị Co.opmart - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dù chưa thống kê được chính xác lượng trứng các loại tiêu thụ được bao nhiêu trong dịp Tết vừa qua, nhưng ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt xác nhận "chúng tôi vẫn bán được hàng, nhưng để đạt được như mức kỳ vọng thì không. Sức mua Tết năm nay giảm so với năm ngoái không dưới 20%".

Theo ông Thiện, trong mùa Tết, công ty vẫn chỉ mới tiêu thụ được khoảng 85% nguồn cung hàng chuẩn bị, trứng còn tồn khá nhiều, dù điểm phân phối đã nhiều hơn năm ngoái. Nếu tính thêm cả nguồn hàng dự trữ nhằm "bơm" cho thị trường vào những thời điểm hút hàng giờ chót như các năm trước, lượng trứng chưa "đụng tới" của Vĩnh Thành Đạt gần như còn nguyên.

"Xu hướng mua sắm Tết thay đổi nên việc người tiêu dùng phải mua đồ trữ sẵn trong nhà gần như không còn. Mà họ cũng không cần phải làm điều này khi thời gian đóng/mở cửa của hệ thống siêu thị ngày càng linh hoạt. Tôi đã rút ra cho mình rất nhiều bài học sau mùa Tết này để chuẩn bị hàng hóa cho mùa Tết sau tốt hơn, gần với thị trường hơn", ông Thiện bày tỏ.

Cũng chung số phận với mặt hàng trứng là thịt tươi sống các loại. Với suy nghĩ thị trường sẽ "ăn" hàng vào ngày chót, các lò mổ vẫn cung ứng lượng thịt lên đến hơn cả ngàn tấn vào ngày 30 Tết, dù hai ngày trước đó, thị trường đã "ngốn" một lượng thịt khổng lồ lên đến hàng chục ngàn tấn.

Kinh doanh Tết không còn dễ ăn - Ảnh 2.

Mua bán thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM những ngày giáp Tết - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Vũ Tường Lân, một hộ chăn nuôi heo tại Đồng Nai, cho hay đến tận 30 Tết, vẫn có thương lái đến hộ chăn nuôi nhà ông hỏi có heo xuất bán không vì cho rằng "Sài Gòn đang ngốn hàng kinh khủng, bán bây giờ là thắng".

Tuy nhiên, thực tế cũng đã cho thấy, khi đến ngày 30 Tết, dù đã chủ động giảm nguồn cung, nhưng các chợ thịt đầu mối vẫn ê hề thịt, dẫn đến giá lao dốc thảm hại. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, nếu đầu phiên họp chợ, giá heo mảnh loại 1 được bán ở mức trung bình 39.000-40.000 đồng/kg, có sạp "trúng" giá đầu cao hơn, khoảng 41.000-42.000 đồng/kg, nhưng cuối phiên họp chợ, giá rớt xuống chỉ còn bình quân 15.000-17.000 đồng/kg (tùy loại).

Một cựu trưởng ban quản lý chợ thuộc loại lớn của TP.HCM cho rằng, diễn biến của thị trường thịt tươi sống mấy năm gần đây dù đã được các thương lái, tiểu thương "năm nào cũng rút tỉa kinh nghiệm đủ thứ", nhưng dường như vẫn quên mất một điều cơ bản: Tết nay không còn giống Tết xưa, đặc biệt trong tư duy dự trữ thực phẩm của người dân hiện nay.

Hệ thống phân phối phủ khắp, hàng bình ổn giữ giá thị trường

Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho hay việc người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng thay đổi dần tập quán mua sắm, tiêu dùng: thay cho "ăn Tết" bằng "vui Tết", "chơi Tết" càng thể hiện rõ nét trong dịp Tết năm nay.

info t3

Sức mua thị trường Tết dù có thời điểm tăng 100-150%, trong đó sức mua phần lớn tập trung ở các kênh phân phối hiện đại do người dân dần chuyển thói quen từ mua sắm ở chợ truyền thống sang. Chưa kể, thói quen giảm bớt dự trữ hàng hóa, đa dạng loại hình mua sắm cũng khiến cho thị trường có nhiều sự phân hóa sâu sắc.

Chỉ tính riêng hệ thống các siêu thị, từ mùng 2 Tết đã mở cửa trở lại, khiến nhu cầu mua sắm của người dân được bảo đảm ở mức cao nhất, kèm với chương trình bình ổn giá ở một loạt các sản phẩm thiết yếu tiếp tục được duy trì khiến giá thị trường vẫn giữ được ở mức ổn định cao.

QUỲNH KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp