24/01/2021 11:15 GMT+7

Kinh doanh áo đấu đội tuyển Việt Nam: Tín hiệu lạc quan

NGUYÊN KHÔI
NGUYÊN KHÔI

TTO - Dù đã bán được số lượng kha khá nhưng việc kinh doanh áo đấu đội tuyển VN vẫn không hề đơn giản khi người hâm mộ còn có thói quen mua hàng nhái với giá rẻ.

Kinh doanh áo đấu đội tuyển Việt Nam: Tín hiệu lạc quan - Ảnh 1.

Các tuyển thủ nam, nữ trong buổi ra mắt trang phục thi đấu các đội tuyển quốc gia năm 2021 ngày 18-1 vừa qua - Ảnh: NAM KHÁNH

Năm 2018, bóng đá VN đã gặt hái thành công nhất trong lịch sử với ngôi á quân U23 châu Á, hạng tư Đại hội thể thao châu Á (Asiad) và vô địch AFF Cup. Điều này cũng khiến người hâm mộ VN bắt đầu tìm mua áo đấu chính hãng của đội tuyển để mặc cổ vũ.

Cú hích từ AFF Cup 2018

Tại AFF Cup 2018, hơn 2.000 áo đấu chính hãng của tuyển VN tại Hà Nội đã được bán sạch trước trận bán kết lượt đi với Philippines dù có giá 485.000 đồng/áo. 

Khi đó, nhà tài trợ trang phục Grand Sport bị bất ngờ và không kịp sản xuất thêm áo đấu trước nhu cầu lớn của người hâm mộ VN. 

"Kể từ khi gắn bó với đội tuyển VN vào năm 2015, chúng tôi chưa bao giờ bán được hơn 1.000 áo/năm. Vì vậy, việc bán đến vài ngàn áo trong năm 2018 khiến chúng tôi bất ngờ vì tốc độ tăng trưởng quá lớn" - anh Trần Thành Trung, đại diện của Grand Sport tại VN, chia sẻ.

Năm 2019, tuyển VN vào tứ kết Asian Cup 2019, dẫn đầu vòng loại World Cup 2022, tuyển U22 vô địch SEA Games 2019... Với kết quả này, Grand Sport cho biết doanh số bán áo đấu của đội tuyển VN trong năm 2019 vẫn tiếp tục tạo ra tín hiệu tích cực. 

Ngoài thành tích tốt của bóng đá VN, một yếu tố khác góp phần quan trọng không kém chính là thói quen mua áo thi đấu chính hãng của người hâm mộ VN cũng ngày càng được cải thiện.

Bài toán giá cả

Dù số lượng vài ngàn áo đấu của đội tuyển VN do Grand Sport bán ra trong một năm rất đáng khích lệ, nhưng số lượng đó chỉ mới là tín hiệu mang tính quảng bá cho thương hiệu hơn là lợi nhuận thật sự.

Tuy ngày càng có ý thức trong việc mua áo đấu chính hãng để ủng hộ đội tuyển nhưng số lượng người hâm mộ này vẫn chưa nhiều. 

Vì thế, để thuyết phục những CĐV không dồi dào về tài chính đến với sản phẩm của mình, bài toán giá thành là yếu tố mang tính quyết định. Để thu hút nhiều người mua hơn, các nhà sản xuất trang phục chỉ có thể giảm giá áo chính hãng.

Nhưng khổ nỗi, các nhà tài trợ trang phục nước ngoài của đội tuyển VN không thể làm điều đó bởi giảm giá thành đồng nghĩa với việc phải cắt giảm những công nghệ hiện đại. Và điều này dẫn đến việc không thể sản xuất ra sản phẩm làm nên tên tuổi của mình.

Theo tìm hiểu, giá thành sản xuất một chiếc áo đấu chính hãng của các hãng thể thao nước ngoài tại VN thấp nhất đã gần 400.000 đồng. 

Nếu bán với giá 500.000 đồng/áo, nghe thì có vẻ lời nhưng thực chất đó là giá bán lỗ bởi xung quanh chiếc áo đó còn là tiền thuê mặt bằng, tiền trả cho nhân viên, tiền in ấn (logo giải đấu, logo đội tuyển hay CLB)... 

Nếu bán cao hơn 600.000 đồng/áo để có lãi thì lại kén người mua và không thể cạnh tranh nổi với áo nhái giá chỉ trên dưới 100.000 đồng.

Kinh doanh áo đấu đội tuyển Việt Nam: Tín hiệu lạc quan - Ảnh 2.

Quang Hải ký tặng lên áo đấu đội tuyển VN của người hâm mộ ở AFF Cup 2018 - Ảnh: N.KHÔI

Sẽ có áo giá rẻ dành cho CĐV

Bất chấp chuyện giá cao có thể làm chùn tay người mua, Grand Sport vừa ra mắt mẫu áo đấu mới cho đội tuyển VN năm 2021 với giá dự kiến lên đến 845.000 đồng/áo. 

Nhưng nhà tài trợ trang phục của đội tuyển VN vẫn tự tin sẽ bán được với những người hâm mộ đã "trót yêu" thầy trò ông Park.

Để thu hút người hâm mộ mua áo nhiều hơn nữa, anh Trần Thành Trung cho biết: "Năm 2016, chúng tôi cũng từng sản xuất hai loại áo dành cho thi đấu và cổ vũ. 

Tuy nhiên, mức giá áo dành cho CĐV lại rẻ hơn không nhiều so với áo thi đấu nên người hâm mộ chấp nhận bỏ tiền mua luôn áo thi đấu. 

Điều này dẫn đến việc hãng không sản xuất áo CĐV nữa. Nhưng năm 2022, có thể chúng tôi sẽ sản xuất lại áo dành cho CĐV với giá rẻ hơn nhiều so với áo thi đấu để kéo thêm người hâm mộ".

Không dễ để tạo thói quen

Để có thể bán được 300.000 áo đấu chính hãng của đội tuyển Thái Lan mỗi năm như hiện nay, các nhà tài trợ trang phục cho đội tuyển nước này đã phải mất 12 đến 15 năm để thay đổi thói quen mua áo thi đấu chính hãng ủng hộ đội tuyển của người hâm mộ.

Áo đấu mới của đội tuyển quốc gia Việt Nam năm 2021 có gì lạ? Áo đấu mới của đội tuyển quốc gia Việt Nam năm 2021 có gì lạ?

TTO- Ngày 18-1, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và nhà tài trợ trang phục của đội tuyển Việt Nam - Grand Sport đã ra mắt trang phục chính thức cho các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam năm 2021.

NGUYÊN KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp