16/05/2019 16:42 GMT+7

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Những nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa, nay đều ngoài cao tuổi nhưng họ mặc quân phục, tụ hội bên nhau trong một ngày đặc biệt, hát cho nhau nghe, và cùng sống lại ký ức của một thời không thể nào quên trên đường Trường Sơn.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 1.

Ở cái tuổi lên chức bà, những nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa nay lại mặc quân phục xanh, tết tóc đuôi xam hát cho nhau nghe và cùng ôn lại kỷ niệm của một thời không thể nào quên - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Họ xứng đáng là những niềm kiểu hãnh nhất của đất nước trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Sáng nay 16-5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lại phối hợp với Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn mở một triển lãm khai thác riêng hình ảnh, câu chuyện về những nữ bộ đội, thanh niên xung phong - những người phụ nữ đáng kiêu hành nhất.

Triển lãm có tên , kéo dài đến hết ngày 15-7, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959 - 2019).

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 2.

Một kho hàng trên đường Trường Sơn được tái hiện chân thực, sống động tại triển lãm Kiêu hãnh Trường Sơn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Với 3 chủ đề trưng bày: Dấu ấn một huyền thoại, Những bông hồng thép, Phía sau cuộc chiến… triển lãm tái hiện lịch sử một con đường huyền thoại bằng chính những sự can đảm, bền bỉ, khát vọng và cả những hồn nhiên đời thường của "những bông hồng thép" đã sống, chiến đấu và hi sinh cho con đường huyết mạch - con đường quyết thắng này.

Không chỉ có những hình ảnh mà triển lãm công phu này còn mang đến những câu chuyện của quá khứ và cả hiện tại, do chính những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn kể.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 3.

Các nữ chiến sỹ Trường Sơn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Những câu chuyện về những cuộc đời oanh liệt mà thầm lặng ấy mang đến cho người xem nhiều xúc cảm từ tự hào, kiểu hãnh về "những huyền thoại của huyền thoại" (như cách gọi của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên) cho tới những day dứt khôn nguôi...

Ở đó, công chúng được thấy những câu chuyện can trường của phụ nữ Việt Nam giữa bom đạn tàn khốc trong rừng Trường Sơn và cả những nỗi lòng, những niềm riêng rất đời thường của những người con gái trẻ dấn thân vào chốn khốc liệt nhất.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 4.

Đoàn văn công giải phóng Tây Nguyên (B3) tại chiến trường Tây Nguyên năm 1972 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Giữa núi rừng Trường Sơn, người ta tìm thấy những bông hồng thép như chị Nguyễn Thị Huấn - C2 Tiểu đoàn 232 Cục Hậu cần Quân Khu V.

Mỗi năm chị gùi khoảng 20 tấn hàng, gấp gần 3 lần khối lượng trung bình của đồng đội nên khi mới 17,18 tuổi chị đã được phong danh hiệu kiện tướng "Chân đồng vai sắt".

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 5.

Chị Nguyễn Thị Huấn - C2 Tiểu đoàn 232 Cục Hậu cần Quân Khu V - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Hay chị Hồ Kan Lịch người Pa-kô tỉnh Thừa Thiên, 18 tuổi phụ trách đội du kích nữ kiêm huyện đội phó A Lưới.

Năm 1968, chị được đi dự Đại hội "Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc"; với thành tích chiến đấu 49 trận, diệt 150 tên địch, bắn rơi một chiếc máy bay Đa-kô-ta của Mỹ, 7 lần được gặp Bác Hồ và là người phụ nữ dân tộc thiểu số đầu tiên được phong danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 6.

Chị Kan Lịch nữ du kích thiểu số 7 lần được gặp Bác Hồ - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Đó là câu chuyện về Tiểu đoàn vận tải 232 còn gọi là "Tiểu đoàn bà Thao" anh hùng, gồm hơn 600 cô gái tuổi 18, đôi mươi được thành lập năm 1967 có nhiệm vụ: gùi lương, tải đạn, cõng thương binh, mở đường, chống lầy cho xe qua.

Qua 4 năm, tiểu đoàn chuyển được 5.019 tấn hàng, mỗi chị em bình quân đã tải hàng trên tuyến đường dài 600km.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 7.

Nụ cười của nữ chiến sĩ Đoàn gùi thồ của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 71 vận chuyện từ Pe Hai - Bình Trị Thiên đến Tăn Non - Lào tháng 10-1962 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Và đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh thành lập tháng 12-1967, gồm 40 cô gái có nhiệm vụ vận chuyển khí tài, đạn dược trên tuyến đường dài hơn 100km từ Khe Tang (Hà Tĩnh) theo đường 15 vào Đá Đẽo, Xuân Sơn (Quảng Bình) và từ Khe Ve (Quảng Bình) theo đường 12, qua Cổng Trời, Cha Lo (Quảng Bình) dài hơn 60km cheo leo, hiểm trở bị địch đánh phá ngày đêm. Một điều kì diệu là không một nữ lái xe nào hi sinh trong chiến trường.

Tháng 2-1972, cả đội được điều chuyển về trường lái xe D255 làm giáo viên dạy lái xe cho học viên nữ và trở thành Đại đội nữ lái xe Trường Sơn với phiên hiệu C13.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 8.

Chị em Đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh trong những phút ngơi nghỉ hiểm hoi - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Đường Trường Sơn huyền thoại còn giấu trong nó những câu chuyện vừa đời thường lại vừa nhân văn của những người phụ nữ phi thường.

Ở đó, theo lời kể của bà Lê Thị Phương Thảo: nước không đủ dùng, nhất là vào mùa khô.

Còn mùa mưa quần áo không thể khô, khiến chị em bị ghẻ lở, hắc lào quanh năm. Nguồn nước thì bị nhiễm chất độc Mỹ rải xuống nên họ đều mắc bệnh phụ khoa, rồi bị sốt rét khiến cho da xanh tái còn mái tóc thì rụng gần hết.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 9.

Lê Thị Phương Thảo, N25 Thanh niên xung phong Trường Sơn, Bộ tư lệnh 559 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Nhưng giữa chốn sinh tử ấy, tình đồng đội luôn là điều đẹp đẽ nhất. Họ chia sẻ nhau từng ngụm nước mát khi khát, chiến sĩ nữ thì giúp chiến sĩ nam may vá còn các đồng đội nam thì luôn hạnh phúc kiếm bồ kết làm quà tặng cho các chị em gội đầu.

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 10.

Gương mặt xinh đẹp của một nữ chiến sĩ đang tranh thủ vá áo cho đồng đội - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Chị Lê Hồng Huân, Trung đoàn 245, Tổng cục Hậu cần kể: "Ngày ấy ở chiến trường tất cả đều gọi nhau là đồng chí. Tình cảm đồng chí, đồng đội là nguồn cổ vũ, động viên nhau, nó là cảm xúc giúp cho chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhiều lúc có chị em hát hò động viên khiến bước chân của chúng tôi khi hành quân ra trận cũng trở nên nhẹ nhàng, tâm hồn người lính cảm thấy vui, thanh thản lắm. Cánh lái xe mỗi lần ra Bắc nhận hàng đi qua các miền quê đều ghé tìm kiếm bồ kết làm quà tặng cho chị em gội đầu".

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 11.

Bà Nguyễn Thị Tý và người bạn thân Trần Thị Lịch tại chiến trường Tây Nguyên - Ảnh: THIÊN ĐIỂU chụp lại

Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Tý sau chiến tranh cũng là một câu chuyện xúc động tại triển lãm.

Tham gia chiến tranh, bị nhiễm chất độc da cảm nên bà Tý không thể sinh con. Thương người bạn đời cũng là một đồng đội mà bà đã nên duyên từ khi còn ở chiến trường, bà Tý đã thuyết phục người yêu của mình đi lấy vợ khác. Điều kỳ lạ là người vợ mới luôn coi bà Tý như chị gái và tất cả các con riêng của chồng đều gọi bà Tý là mẹ, một trong số họ còn sống với bà tý từ nhỏ cho tới ngày nay.

Những bông hồng thép xinh đẹp và can trường trong rừng Trường Sơn ngày ấy:

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 12.
Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 13.


Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 14.
Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 15.
Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 16.
Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 17.

Và bây giờ:

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 18.

Những nữ chiến sĩ Trường Sơn huyện Thường Tín, Hà Nội, nhập ngũ năm 1971, chiến đấu trên tuyến đường 20 - Quyết Thắng - Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc trong ngày khai mạc triển lãm Kiêu hãnh Trường Sơn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Kiêu hãnh ‘những bông hồng thép’ của đường Trường Sơn - Ảnh 19.

Những nữ chiến sĩ Binh trạm 14 Sư đoàn 472 Bộ tư lệnh 559 trong ngày khai mạc triển lãm Kiêu hãnh Trường Sơn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Tái hiện những ký ức kiêu hãnh của bộ đội, thanh niên xung phong Trường Sơn

TTO - Cả một vùng ký ức rực lửa về đường Trường Sơn nửa thế kỷ trước đang được tái hiện đầy sống động tại Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp