Một trang của sách Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích tập 2 gồm 224 trang, viết về 12 ngôi đình tiêu biểu, với nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đặc sắc, mang hơi thở nghệ thuật kiến trúc đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử, trải dài từ cuối thế kỷ 16 đến nửa đầu thế kỷ 20.
Cuốn Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích tập 2 gồm 220 trang, đề cập tới 10 ngôi chùa tiêu biểu, có giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí, có niên đại từ thời Trần cho đến thời Nguyễn. Nhiều đình, chùa được đề cập trong hai cuốn sách hiện đã biến mất hoàn toàn.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, TS.KTS Hoàng Đạo Cương - viện trưởng Viện Bảo tồn di tích - cho rằng trong số chừng 1 vạn di tích được công nhận, trong đó chừng 100 di tích đặc biệt cấp quốc gia và khoảng 3.500 di tích cấp quốc gia và hàng vạn di tích mới được kiểm kê, khó có chuyện có đủ nguồn lực để bảo tồn một cách đầy đủ tất cả những di tích ấy.
Việc tư liệu hóa một cách chuyên nghiệp bởi đội ngũ có kiến thức, khảo cứu, lưu giữ đầy đủ và xuất bản dần dần và số hóa chính là giải pháp hữu hiệu nhất để các thế hệ mai sau khi có tiền của, có cơ sở khoa học sẽ thực hiện bảo tồn.
Cũng theo TS Hoàng Đạo Cương, dự kiến vào năm 2019 viện ra sách về đền, nhà thờ Công giáo và về làng cổ tiêu biểu tại Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận