Cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG |
Theo đó, UBND Bình Thuận đã kiến nghị đến Bộ TN-MT thực hiện khẩn nhiều nội dung nhằm đảm bảo an toàn, có sự giám sát chặt chẽ quá trình trong và sau nhận chìm.
Cụ thể, tỉnh này kiến nghị phải tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, số liệu môi trường nền tại khu bảo tồn Hòn Cau, bãi cạn Breda cũng như các cơ sở sản xuất tôm giống... trước khi nhận chìm “vật, chất” để có cơ sở so sánh, đối chứng với trong và sau khi nhận chìm.
Ngoài ra, phải xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra, quy chế phối hợp để giám sát hoạt động nhận chìm.
Đáng chú ý, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị thông tin công khai cho cộng đồng nhân dân để giám sát quá trình thực hiện nhận chìm theo giấy phép.
Đồng thời, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị bổ sung thêm 10 điểm quan trắc tại các khu vực nuôi tôm, cá lồng bè, chỗ lấy nước nuôi tôm giống, làm muối... cũng như kiến nghị tiếp tục thực hiện quan trắc, theo dõi chất lượng môi trường biển sau một năm khi giấy phép nhận chìm trên hết hạn (31-10-2017 và 31-7-2018).
Trước đó ngày 23-6, Bộ TN-MT cấp “giấy phép nhận chìm ở biển” cho Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được phép nhận chìm gần 1 triệu m3 “vật, chất” ở vị trí cách khu bảo tồn Hòn Cau khoảng 8km.
Số “vật, chất” trên phát sinh từ việc nạo vét luồng, vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Giấy phép trên do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã ký thay bộ trưởng.
Theo giấy phép, địa điểm để nhận chìm số vật chất trên là khu vực biển ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong với diện tích khoảng 30ha. Thời gian nhận chìm kể từ ngày ký đến 31-10-2017.
Đây được coi là giấy phép nhận chìm ở biển đầu tiên được cấp tại Việt Nam, sau khi các luật liên quan có hiệu lực.
Những kiến nghị trên của UBND tỉnh Bình Thuận được dựa trên các vào ngày 7-7 vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận