14/06/2024 13:00 GMT+7

Kiên cường trong gian khó: Tuyển truyện ngắn trong sách giáo khoa Hàn Quốc

Kiên cường trong gian khó có thể chưa phải là bức tranh toàn cảnh bao quát được diện mạo văn học hiện đại Hàn Quốc.

Tuyển truyện Kiên cường trong gian khó tuy chỉ hơn 300 trang nhưng được biên soạn khá công phu bao gồm phần truyện lẫn tiểu sử cuộc đời và văn nghiệp của tác giả.

Tuyển truyện Kiên cường trong gian khó tuy chỉ hơn 300 trang nhưng được biên soạn khá công phu bao gồm phần truyện lẫn tiểu sử cuộc đời và văn nghiệp của tác giả.

Nhưng với tám nhà văn từ Hyun Jin Geon đến Lee Moon Gu, có lẽ cũng cho độc giả một hình dung nhất định về nền văn học của đất nước nhiều năm nay đã trở nên rất thân thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của giới trẻ Việt Nam.

Kiên cường trong gian khó

Tác phẩm là tuyển tập những truyện ngắn được đưa vào sách giáo khoa quốc ngữ và sách giáo khoa văn học ở Hàn Quốc.

Đa số các tác giả trong sách này không thấy được tương lai của bán đảo Triều Tiên, nơi có hai đất nước cùng tồn tại.

Nhưng tác phẩm của họ vẫn được dạy và học cho đến tận bây giờ.

Đọc các truyện trong Kiên cường trong gian khó cho ta một góc nhìn khác về văn học Hàn Quốc, bên cạnh một số tác giả đương đại Hàn Quốc được xuất bản ở Việt Nam những năm gần đây với cách khai thác những chủ đề mang tính phổ quát.

Nỗi niềm ưu quốc, hai tiếng cố hương của thế hệ những nhà văn như Hyun Jin Geon, Choi Seo Hae được phát ngôn trong hoàn cảnh lịch sử khác với hiện tại, vẫn có sức lay động và tìm được sự đồng cảm đối với độc giả ngày nay.

Và ở bất kỳ đâu trên thế giới này, nếu từng trải qua quãng thời gian bị đô hộ, chiến tranh và chia cắt đều có thể cảm nhận được nỗi đau mà các nhân vật trong tuyển tập nếm trải.

Như câu chuyện trên chuyến tàu từ Daegu đến Seoul, người đàn ông ly hương tâm sự với người kể chuyện xưng tôi khi thấy cảnh quê hương đổ nát, hoang tàn. "Trên đời này làm sao có chuyện như vậy?

Một xã, một trăm gia đình, có thể biến mất trong vòng chưa đến mười năm không?" (Hyun Jin Geon, truyện Cố hương). Cảnh cũ điêu linh, gia đình xiêu tán, cố nhân cũng thân tàn ma dại. Tất cả chỉ còn là nỗi bi ai dâng đầy trong chén rượu đắng cay.

Nỗi cay đắng đó sang đến chuyện thứ hai của Hyun Jin Geon, Một ngày may mắn. Vào cái ngày xám xịt mưa rơi lất phất, người phu kéo xe họ Kim đi làm như thường lệ. Hôm đó, lão đắt hàng hơn mọi bữa.

Suốt buổi lão cứ lâng lâng trong niềm hạnh phúc, còn mua được một tô canh thịt bò đem về nhà. Nhưng về đến nơi thì người vợ đang bệnh của lão đã chết cứng từ lúc nào.

Rất gần với văn chương Việt Nam

Những truyện ngắn này gợi nhớ đến các tác giả văn học Việt Nam như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng. Tuy ở những đất nước khác nhau nhưng đã cùng hướng ngòi bút của mình vào những mặt trái của xã hội, miêu tả những phận đời dưới đáy.

Một điểm tương đồng nữa là cuộc đời dở dang của các tác giả khi cái chết trẻ đã khiến họ không thể hoàn tất văn nghiệp của mình.

Hyun Jin Geon chết ở tuổi 43. Choi Seo Hae qua đời ở tuổi 32. Na Do Hyang ly trần khi mới 24 tuổi, dù rằng ông đã tuyên bố:

"Nếu ai đó cho tôi trở thành thiên tài nhưng đổi lại phải chết sớm hay không thể tận hưởng cuộc sống như người khác thì tôi xem cái "thiên tài" đó không bằng đôi giày cũ và sẽ từ bỏ".

Khi cuốn sách này được xuất bản ở Việt Nam, trong số tám nhà văn được đưa vào tuyển tập, chỉ có một nhà văn còn tại thế và cũng là nhà văn "trẻ" nhất so với các vị tiền bối kể trên: Lee Moon Gu, sinh năm 1941, với truyện Con bò cái.

Một tiếng ca đa thanh, đa sắcMột tiếng ca đa thanh, đa sắc

Trong Tình ca Tiếng nước ta, nhà văn - nhà báo Dương Thành Truyền đã tập hợp nhiều mẩu chuyện, qua đó một lần nữa ta thấy rõ ràng tiếng Việt đa thanh, đa sắc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp