29/09/2024 11:57 GMT+7

Kiến ba khoang có độc tính mạnh tấn công nhiều khu dân cư

Kiến ba khoang có độc tính mạnh xuất hiện ở nhiều khu dân cư tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng khiến nhiều người lo lắng.

Kiến ba khoang có độc tính mạnh tấn công nhiều khu dân cư - Ảnh 1.

Lực lượng y tế quận Cẩm Lệ phun hóa chất diệt kiến tại khu chung cư CT03, phường Hòa Thọ Đông - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngày 29-9, bà Ông Thị Thủy, phó chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, cho biết lực lượng y tế phường đã phun hóa chất tại nhiều khu dân cư có kiến ba khoang.

Theo bà Thủy, nhiều ngày qua phường liên tục tiếp nhận thông tin kiến ba khoang xuất hiện tại các khu dân cư, chung cư. Có nhiều người dân bị phồng rộp da vì có tiếp xúc với kiến hoặc vật dụng có độc tố của kiến.

"Phường đã phun hóa chất tại các khu dân cư có xuất hiện kiến ba khoang. Đồng thời thông báo đến người dân các biện pháp chủ động phòng tránh và cách xử lý khi xuất hiện các ổ kiến" - bà Thủy cho biết.

Loài kiến ba khoang độc tính hơn rắn hổ mang tấn công nhiều khu dân cư - Ảnh 2.

Kiến ba khoang xuất hiện tại khu dân cư ở phường Hòa Thọ Đông những ngày qua - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Theo ghi nhận, tại phường Hòa Thọ Đông kiến xuất hiện rải rác tại nhiều khu chung cư như 2A, CT03, CT04, CT05, CT07… và một số khu dân cư xung quanh, nhất là khi thời tiết thay đổi, kiến thường xuất hiện trong nhà vào ban đêm.

Anh Trần Dũng, người dân chung cư CT03, cho biết có thời điểm anh phát hiện hơn 20 con kiến bay vào phòng ngủ. 

Theo anh, khu dân cư này gần bờ sông, nơi có nhiều ruộng rau đang canh tác nên những năm trước vẫn có kiến ba khoang vào thời điểm đầu mùa mưa. Tuy nhiên chưa khi nào xuất hiện dày đặc như vừa rồi.

"Nhà tôi phải chuyển chỗ ngủ, giặt chăn mền vì sợ độc tố của kiến có thể còn lưu lại dính lên da, mắt. Cả chung cư nháo nhào vì nhà ai cũng có kiến, nhiều người dân phải thủ sẵn thuốc bôi trong nhà đề phòng" - anh Dũng nói.

Tránh tiếp xúc, chà xát kiến ba khoang

Kiến ba khoang (hay còn gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác) là loài côn trùng có màu khoang đen - vàng cam xen kẽ và có thể bay. Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải. Khi thời tiết chuyển mùa kiến ba khoang thường bay theo ánh đèn vào nhà.

Kiến ba khoang có độc tố pederin mạnh. Tuy nhiên vì lượng tiếp xúc nhỏ nên chủ yếu gây bỏng da, phỏng rộp, lở loét.

Các bác sĩ khuyến cáo khi gặp kiến ba khoang tuyệt đối không nghiền nát, chà xát để tránh độc tố tiết ra.

Loài kiến ba khoang có độc tính hơn rắn hổ mang tấn công nhiều khu dân cư - Ảnh 1.Tránh kiến ba khoang bằng cách nào?

Cứ mùa mưa thì tình trạng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại xuất hiện. Khi cảm thấy bị đe dọa, kiến ba khoang sẽ cong người lại và dùng kim châm ở bụng đâm vào da, tiết ra chất độc pederin.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp