Cụ thể, sẽ kiểm tra 7 công ty, gồm Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long.
Trong đoàn kiểm tra có đại diện Cục quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường và cả đại diện Cơ quan điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công an.
Thực tế, sau khi dư luận bức xúc việc quản lý nhưng để doanh nghiệp lừa, chiếm đoạt tới 1.900 tỉ đồng, đặc biệt sau khi bộ trưởng Bộ Công thương có chỉ thị về tăng cường quản lý với hoạt động bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh đã liên tiếp có các quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Gần đây nhất là Công ty CP SXTM Con Đường Việt, Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 668, Công ty CP XNK&TM Quốc tế TNC, Công ty CP New Power Việt Nam (đã đổi tên thành Công ty CP Trái tim Ngọc Việt)…
Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định việc thu hồi giấy chứng nhận trên không giải phóng các doanh nghiệp đa cấp khỏi các nghĩa vụ với các nhà phân phối và người tham gia.
Người tham gia vẫn có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại hàng hóa còn hạn sử dụng nguyên bao bì, tem, nhãn cho mình (với giá không thấp hơn 90% giá nhà phân phối hoặc người tham gia đã bỏ tiền ra mua).
Đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định người tham gia có quyền yêu cầu doanh nghiệp thanh toán toàn bộ các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà doanh nghiệp chưa chi trả…
Các bước thực hiện nếu bị các doanh nghiệp đa cấp lừa Cục Quản lý cạnh tranh - cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng đa cấp - đã công bố các bước liên hệ với cơ quan có thẩm quyền nếu người tham gia bán hàng đa cấp không được các doanh nghiệp đa cấp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trường hợp nhà phân phối/người tham gia đã liên hệ và thực hiện các bước như yêu cầu mua lại hàng, trả các quyền lợi kinh tế còn bị nợ nhưng doanh nghiệp bán hàng không thực hiện, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết các bước tiến hành tiếp theo: - Nếu có lý do để cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật hình sự, nhà phân phối/người tham gia BHĐC cần trình báo ngay với cơ quan công an để được bảo vệ; hoặc - Nhà phân phối/người tham gia BHĐC có thể nộp đơn đến cơ quan tòa án có thẩm quyền để khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên. Trong quá trình bảo vệ quyền lợi của mình, nhà phân phối/người tham gia BHĐC có thể liên hệ với Cục QLCT và các Sở Công thương tại địa phương để được tư vấn, hỗ trợ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận