27/12/2022 08:00 GMT+7

Kiểm soát thừa cân, béo phì ở trẻ ra sao?

MỸ DUNG ghi
MỸ DUNG ghi

Các chuyên gia, giáo viên chia sẻ hiện trạng học tập, tập thể dục và thói quen ăn uống của học sinh ảnh hưởng như thế nào đến thừa cân, béo phì và các phương pháp kiểm soát hiệu quả.

Kiểm soát thừa cân, béo phì ở trẻ ra sao? - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Bình Lợi (Bình Chánh, TP.HCM) có nhiều không gian vận động thể thao nên rất ít học sinh béo phì - Ảnh: TỰ TRUNG

* TS Trần Thị Minh Hạnh (trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn):

Kết hợp giữa ăn uống, vận động, thói quen

Kiểm soát thừa cân béo phì phải là sự kết hợp giữa ăn uống, vận động, thói quen. Học sinh hiện nay hầu như học ở trường cả ngày. Mặt khác, thói quen ăn uống của học sinh hiện nay cũng theo xu hướng tự chọn, ăn ngoài nhiều, đặt hàng cũng nhiều. 

Chế độ ăn bên ngoài nhiều đạm, nhiều năng lượng, nhiều đường, ngọt... Phần ăn vào cao nhưng năng lượng tiêu hao thì ít. Vì các em ở trường cả ngày mà chương trình học nặng chứ không nhẹ đi.

"Học sinh thích vận động theo trường lớp hơn. Các bạn cùng tập thì mình tập. Các bạn chơi đá banh thì mình cũng đá, các bạn chơi cầu lông thì mình cũng chơi... nên nhà trường không tạo cho các em một thói quen sinh hoạt, năng vận động. 

Nhưng trong trường thì không có, ảnh hưởng thói quen học sinh. Vì vậy việc giảm thừa cân, béo phì của học sinh cần sự tác động lớn từ gia đình, nhà trường, xã hội.

* ThS khoa học thể dục - thể thao Sầm Vĩnh Lộc (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):

Phải có chiến lược tổng thể

Thời lượng thể dục thể chất với học sinh phổ thông theo chương trình mới là tạm ổn nhưng chưa đủ vì tổng số giờ trung bình một năm có 1.000 giờ học thì có 70 giờ thể chất, chiếm tỉ lệ 0,07%. Mỗi tuần trung bình 23 - 25 giờ/tuần/cả ba cấp. 

Căn cứ trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, của Cơ quan dịch bệnh Mỹ, của Y học thể dục thể thao Mỹ, ở tuổi tiểu học học sinh cần vận động 60 phút/ngày ở ngoài trời.

Muốn kiểm soát thừa cân, béo phì phải có chiến lược tổng thể, phải xác định trường sẽ kiểm soát điều gì ở học sinh. Nhà trường phải quản lý, theo dõi, và ra được mục tiêu kế hoạch tập luyện, kế hoạch giáo dục môn giáo dục thể chất trong năm. 

Từ đó có chỉ số theo dõi sau bốn tháng, năm tháng, chín tháng đã thay đổi như thế nào, trường có đạt được mục tiêu đó hay không.

* Thầy Nguyễn Ngọc Thụy (giáo viên bộ môn giáo dục thể chất Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM):

Thường xuyên theo dõi cân nặng của học sinh

Vận động là một trong những cách tốt nhất để chống béo phì cho học sinh. Ngoài hai tiết học giáo dục thể chất trên lớp, học sinh cần được vận động đa dạng thông qua các hoạt động câu lạc bộ giáo dục thể chất trong nhà trường.

Tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1, dù diện tích nhà trường nhỏ, hẹp nhưng tại đây đang áp dụng chương trình vận động cơ bản Mizuno Hexathlon. Thông qua đó, trường đẩy mạnh câu lạc bộ.

Mặt khác trường cũng thường xuyên theo dõi cân nặng của học sinh, học sinh thừa cân, béo phì có khẩu phần ăn riêng, yêu cầu học sinh ăn nhiều rau... để kiểm soát cân nặng học sinh.

Học sinh thừa cân béo phì tại TP.HCM cao gấp đôi bình quân cả nước, tại sao? Học sinh thừa cân béo phì tại TP.HCM cao gấp đôi bình quân cả nước, tại sao?

Sau 10 năm, học sinh thừa cân béo phì tại TP.HCM tăng từ 21,9% (năm 2009) lên 43,7% (năm 2019). Tỉ lệ học sinh TP.HCM thừa cân béo phì cao hơn hai lần so với cả nước.

MỸ DUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp