25/11/2021 15:43 GMT+7

Kiểm soát chặt hiện tượng phân lô bán nền, tạo khan hiếm giả để làm giá nhà đất

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Đó là một trong những nhiệm vụ mà Bộ Xây dựng cùng với các địa phương sẽ triển khai thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Kiểm soát chặt hiện tượng phân lô bán nền, tạo khan hiếm giả để làm giá nhà đất - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Sinh - thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Nguyễn Văn Sinh - thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết tại hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay” do Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam (VIRES) và tạp chí điện tử Bất Động Sản Việt Nam (Reatimes.vn) tổ chức ngày 25-11.

Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung bất động sản mới trong năm 2021 chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Số lượng dự án và căn hộ thương mại đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai tương đương so với cùng kỳ năm 2020. 

Trên cả nước có 254 dự án với 82.258 căn hộ được các sở xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng giá giao dịch bất động sản năm 2021 tăng mạnh và có hiện tượng sốt giá cục bộ tại một số khu vực, phân khúc bất động sản.

Giá bất động sản liên tục tăng, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. 

Do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi. 

“Còn có hiện tượng các sàn giao dịch câu kết với nhau “ôm hàng”, làm giá, tạo sóng, thổi giá, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường” - ông Sinh cho biết.

Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính minh bạch, dẫn đến tình trạng thông qua các dự án bất động sản, nhà ở chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua; hay việc lợi dụng các thông tin về quy hoạch, về nâng cấp đô thị, cấp hành chính để thổi giá, gây sốt ảo bất động sản.

Ông Sinh cho biết, thời gian tới sẽ triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho các doanh nghiệp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh bất động sản không đúng quy định, không đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện kinh doanh.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng.

Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Tổng cục Quản lý đất đai: Quản lý bất động sản chưa thấu đáo để môi giới lợi dụng gây Tổng cục Quản lý đất đai: Quản lý bất động sản chưa thấu đáo để môi giới lợi dụng gây 'sốt đất'

TTO - Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho rằng 'sốt đất' là bài học về quản lý bất động sản, làm chưa được thấu đáo nên một số môi giới lợi dụng để làm nóng thị trường đất đai.

TRẦN MẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp