13/06/2007 06:45 GMT+7

Kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm ở đâu?

QUỐC THANH - KIM SƠN thực hiện
QUỐC THANH - KIM SƠN thực hiện

TT - GS Chu Phạm Ngọc Sơn - chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM - cho biết:

7tZbARfI.jpgPhóng to
Phân tích urê trong nước mắm bằng thiết bị sắc ký lỏng ghép khối phổ tại Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký - Ảnh: T.T.D.
TT - GS Chu Phạm Ngọc Sơn - chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM - cho biết:

- Tại TP.HCM để kiểm tra các chỉ tiêu về dinh dưỡng và một số chất độc thường gặp trong thực phẩm có thể thực hiện tại nhiều phòng thí nghiệm như Viện Pasteur TP, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP, Trung tâm Y tế dự phòng TP, Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Viện Vệ sinh y tế công cộng...

Giới chuyên môn cũng cho rằng rất cần kiểm tra thường xuyên dư lượng kháng sinh trong thịt, thủy hải sản, mật ong như các chất chloramphenicol, nitrofural, sulfonamid, dư lượng clenbuterol (trong thịt heo là chủ yếu). Đây là những chất gây hại cho sức khỏe, tạo sự lờn thuốc...

Riêng các chỉ tiêu này hiện ở TP.HCM và khu vực phía Nam chỉ một vài phòng thí nghiệm có thể làm được, như phòng thí nghiệm Trung tâm kiểm tra an toàn vệ sinh thủy hải sản và thú y Nafiqaved 4 (TP.HCM), TTTCĐLCL3, TTDVPTTN TP, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP, ĐH Cần Thơ.

Giá cả dịch vụ phân tích cũng rất đa dạng. Tại TP.HCM, giá phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng thông thường là 80.000 - 120.000 đồng/chỉ tiêu; dư lượng kháng sinh, aflatoxin, clenbuterol từ 300.000 - 600.000 đồng/chỉ tiêu; dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm khoảng 600.000 - 1,2 triệu đồng/họ thuốc trừ sâu. Đây chỉ là mức giá tham khảo, còn ở mỗi phòng thí nghiệm chào mức giá dịch vụ khác nhau.

* Tự mang mẫu đi phân tích, kết quả có giá trị pháp lý?

- Theo các phòng thí nghiệm, kết quả phân tích mẫu chỉ có giá trị trên mẫu gửi phân tích. Muốn kết quả phân tích có tính pháp lý cho lô hàng thì phải có cơ quan kiểm định tiến hành lấy mẫu theo qui định.

Với những kết quả phân tích có tranh chấp về mặt pháp lý thì cơ quan chức năng phải đến tận nơi để lấy mẫu và mẫu phải được niêm phong lại, có chữ ký của các bên liên quan, được mang đến một phòng thí nghiệm có chức năng để phân tích. Đồng thời, để chắc chắn thì nên sử dụng 2-3 phòng thí nghiệm cùng phân tích nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh...

Trong trường hợp một người dân tự lấy mẫu mang đến các phòng thí nghiệm yêu cầu phân tích, thì kết quả phân tích của mẫu đó chỉ mang tính tham khảo và mang ý nghĩa cung cấp một số thông tin về chất lượng của mẫu thử.

Chỉ trong trường hợp kết quả phân tích các mẫu do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định phòng thí nghiệm đủ năng lực, tin cậy thực hiện thì kết quả phân tích đó mới có đầy đủ tính pháp lý và cũng là cơ sở để xử lý các vi phạm (nếu có).

Riêng vấn đề sai biệt kết quả phân tích giữa các phòng thí nghiệm đối với cùng một mẫu phân tích thì “điều này là chuyện bình thường”. Dư lượng (các độc tố) có trong mẫu phân tích càng nhỏ thì sai biệt kết quả phân tích giữa các phòng thí nghiệm càng lớn. Tuy nhiên, mức sai biệt cũng chỉ nằm trong giới hạn qui định chấp nhận được.

QUỐC THANH - KIM SƠN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp