25/04/2024 16:26 GMT+7

Kịch tính màn đua xe năng lượng mặt trời của sinh viên TP.HCM

Nhiều màn đối đầu của những chiếc xe năng lượng mặt trời chỉ được phân biệt thắng thua bằng một vài phân chênh lệch.

Lần lượt 2 chiếc xe năng lượng mặt trời của các đội sinh viên sẽ tham gia những màn đối đầu loại trực tiếp cho tới khi tìm ra nhà vô địch - Ảnh: TRỌNG NHÂN 

Lần lượt 2 chiếc xe năng lượng mặt trời của các đội sinh viên sẽ tham gia những màn đối đầu loại trực tiếp cho tới khi tìm ra nhà vô địch - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngày 25-4, 16 đội thi có thành tích tốt nhất, được chọn từ 50 đội của 250 sinh viên, tranh tài ở vòng chung kết cuộc thi đua xe năng lượng mặt trời "Solar E-Car Challenge", do Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng tổ chức.

16 đội chơi sẽ tranh tài theo thể thức đấu loại trực tiếp, để lần lượt chọn ra các đội vào tứ kết, bán kết, chung kết và vô địch. 

Trong từng màn đối đầu, xe có thời gian hoàn thành vòng đua sớm hơn sẽ giành chiến thắng.

Trường hợp cả hai đều không hoàn thành vòng đua, xe năng lượng mặt trời nào có quãng đường di chuyển dài hơn sẽ đi tiếp.

Một chiếc xe gặp sự cố ngay khi xuất phát - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Một chiếc xe gặp sự cố ngay khi xuất phát - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Bạn Nguyễn Trung Trường - sinh viên năm nhất ngành cơ khí - giải thích thách thức cho các đội chơi trước hết là đường đua được thiết kế với nhiều khúc cua và một vòng số 8 bắt buộc phải đi đúng lộ trình. 

Xe năng lượng mặt trời được điều khiển bằng điện thoại thông minh được kết nối qua bluetooth hoặc WiFi.

Ngoài ra, ở giữa đường đua là một trạm để thay đổi chế độ chạy cho xe. Từ điểm xuất phát đến trạm này, xe phải chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. 

Còn từ trạm về đích, xe có thể chạy kết hợp năng lượng mặt trời và bộ pin dự phòng.

Nhóm của Trường chọn thiết kế xe có 2 bánh nhỏ, 2 bánh lớn thay vì 4 bánh đều nhau. "Nhóm mình kết nối hệ thống bánh lái trực tiếp với nguồn pin dự phòng để tăng tốc độ chuyển hướng cho xe", Trường nói.

Chiếc xe vào đến trạm ở giữa đường đua để chuyển từ chế độ chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời sang chế độ chạy kết hợp với pin dự phòng. Thành viên mỗi đội phải chuyển chế độ cho xe trong từ 1-2 giây - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Chiếc xe vào đến trạm ở giữa đường đua để chuyển từ chế độ chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời sang chế độ chạy kết hợp với pin dự phòng. Thành viên mỗi đội phải chuyển chế độ cho xe trong từ 1-2 giây - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Còn nhóm của bạn Hà Hoàng Phúc và Tô Nhật Phát, sinh viên ngành điện tử truyền thông, quyết định thiết kế xe năng lượng mặt trời theo phương châm "được ăn cả ngã về không". 

Các bạn giải thích hệ thống điện mặt trời cho xe của bạn được lắp nối tiếp, được lợi là sẽ chạy nhanh hơn, nhưng nếu gặp trời ít nắng thì đứng luôn thay vì vẫn có thể lết chậm như khi lắp song song.

Thấy thời tiết những ngày này quá nắng, hai bạn quyết định đánh liều và cuối cùng đã thành công, chiếc xe được thiết kế hình rồng của nhóm cũng vào được đến tận vòng bán kết.

Kịch tính màn đua xe năng lượng mặt trời của sinh viên TP.HCM- Ảnh 4.
Kịch tính màn đua xe năng lượng mặt trời của sinh viên TP.HCM- Ảnh 5.
Kịch tính màn đua xe năng lượng mặt trời của sinh viên TP.HCM- Ảnh 6.

Nhiều mẫu xe đặc biệt do sinh viên sáng chế. Mỗi đội đều chọn một cách riêng để tăng tốc tối đa nhất có thể cho xe - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Không phải chặng đua nào cũng suôn sẻ, chiếc xe năng lượng mặt trời của 2 bạn Lê Đặng Minh Phát và Trần Ngọc Tây gặp trục trặc ngay khi xuất phát ở vòng 1/8 do xe không thể kết nối bluetooth. 

Dù đã lập tức cho khởi động lại nhưng kết nối của xe cũng không ổn định.

Đối thủ của 2 bạn ở trận 1/8 cũng gặp sự cố hư trục bánh xe. 2 chiếc xe không thể về đích, mà lại "giằng co" ở giữa đường đua và ban giám khảo phải xác định người thắng cuộc chỉ bằng quãng đường đã di chuyển hơn kém một vài phân.

Chiếc xe của nhóm Lê Đặng Minh Phát và Trần Ngọc Tây (trái) "giằng co" với đối thủ - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Chiếc xe của nhóm Lê Đặng Minh Phát và Trần Ngọc Tây (trái) "giằng co" với đối thủ - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tiến sĩ Đỗ Chí Phi, trưởng khoa điện - điện tử, Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, cho rằng mấu chốt trong cuộc thi là sinh viên phải thiết kế được một chiếc xe năng lượng mặt trời tối ưu. 

Trong đó, trước hết là dàn khung xe cần chọn được vật liệu và thiết kế hợp lý để vừa nhẹ, vừa đảm bảo độ bền.

Tiếp đến là hệ thống động cơ chuyển động, hệ thống lái sao cho tận dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng pin dự phòng. 

"Cuối cùng là kinh nghiệm lái. Những đội chơi có thành tích cao đều dành rất nhiều thời gian tập lái để thuần thục kỹ năng này", ông Phi nói.

Một chiếc xe băng băng về đích. Thành tích hoàn thành vòng đua tốt nhất được ghi nhận năm nay là 53 giây - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Một chiếc xe băng băng về đích. Thành tích hoàn thành vòng đua tốt nhất được ghi nhận năm nay là 53 giây - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tiến sĩ Đỗ Chí Phi cho biết thêm cuộc thi là dịp để các bạn chủ động mày mò, sáng tạo những mô hình xe năng lượng mặt trời từ những kiến thức cơ bản đã học được. 

Từ đó, các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm thực hành thực tế khi ra làm nghề sau này.

200 học sinh tự thiết kế xe đua năng lượng mặt trời200 học sinh tự thiết kế xe đua năng lượng mặt trời

TT - 60 đội thí sinh là học sinh các trường THPT từ nhiều tỉnh, thành như TP.HCM, Long An, Đồng Tháp đã tham gia cuộc thi đua xe bằng năng lượng mặt trời do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức vào ngày 17-1.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp