Phóng to |
Ảnh minh họa từ Internet |
Mời chia sẻ lời yêu thương Ngay bây giờ, bạn đọc có thể truy cập trang web của cuộc thi viết Giúp mẹ ngày xuân tại để gửi những lời yêu thương, chia sẻ đến cha mẹ, ông bà, con cháu, bạn bè… trong những ngày cuối năm này. Đây không phải là nội dung dự thi. Cách tham gia rất đơn giản: truy cập trang thi, bấm vào mục "Chia sẻ lời yêu thương" hoặc bấm vào banner "Chia sẻ lời yêu thương" ở góc trên bên phải trang web và làm theo hướng dẫn. Bộ phận phụ trách trang web sẽ chọn lọc và giới thiệu các lời chúc. |
Má tôi kể nếp nổ làm bỏng ép cốm phải là nếp già tháng, cho nếp vào nồi đất hoặc chảo gang có nắp, đảo đều trên lửa cho đến khi hạt nếp bung nở hết cỡ, trắng phau. Sau đó đem nếp ra sẩy cho hết vỏ trấu là có thể dùng được. Ngày nay, không còn mấy nhà làm cốm theo cách thủ công nữa. Thay vào đó, chỉ cần ra cửa hàng tạp hóa là có sẵn những bọc bỏng nổ trắng ngần.
Năm nào cũng vậy, cứ độ ngày 10 tháng chạp trở đi, má tôi mua trữ khoảng 2 - 3 kg hạt bỏng nếp nổ (chúng tôi quen gọi là hạt nổ), đường cát trắng, gừng tươi, lá dứa, chuẩn bị ép cốm.
Nổ mua về, má đổ ra nia lặt lại những vẩy trấu còn sót bám trên hạt bỏng. Đây là giai đoạn chúng tôi thích nhất. Những hạt nổ trắng phau tràn ra đầy nia, từ xa, trông như một vòng tròn đầy hoa anh đào ai đó xếp.
Anh em tôi ngồi quay quần bên nia bỏng nếp, nhặt nhạnh. Tôi len lén bốc vài hạt cho vào miệng. Càng ngậm lâu, vị ngon ngót của hạt nổ thấm dần qua đầu lưỡi, tan trong miệng. Có lúc, tôi bốc đầy cả tay nổ và nói: “Cái thứ này nó dễ gây nghiện ghê má hen! Ăn rồi cứ muốn ăn nữa”. Chị tôi tiếp lời: “Sao mà nổ cứ hao dần vậy ta! ”, rồi chúng tôi cho vốc nổ vào miệng nhai rau ráu. Mấy má con cười vui vẻ.
Nhặt xong vỏ trấu, má cho nổ vào thau to, chuẩn bị ngào đường. Đường cát trắng, nấu tan chảy rồi cho vào thau nổ, trộn đều cùng nước dừa, gừng tươi cắt nhỏ và một ít lá dứa cho cốm thơm hơn.
Anh em chúng tôi phụ trách ép cốm. Nổ đã trộn được cho vào hộc gỗ vuông, nén chặt bằng tay. Sau đó dùng chày được đẽo bằng kích cỡ hộc gỗ, lấy sức ép thật mạnh để các hạt nổ dính chặt vào nhau. Viên cốm ra lò vuông vức, nước đường hòa quyện vào từng hạt cốm, óng ánh như một khối rubic. Cứ lần lượt, cái nia đựng nổ lúc nãy giờ được xếp đầy những “khối rubic” của mấy má con. Tôi có thói quen đếm thành quả, xem chúng tôi đã sản xuất được bao nhiêu viên cốm rồi khoe với cả nhà.
Thầy phụ má đem những nia cốm phơi trên mái nhà cho khô. Chị hai và tôi đi chợ, lựa mua giấy hoa về, cắt thành miếng hình vuông, đợi cốm khô rồi gói. Tôi cứ thắc mắc không biết má có bí quyết gì mà cốm cầm thì rất chắc, nhưng khi ăn lại không quá cứng. Vừa gói cốm, má ngẩng lên trêu chúng tôi “bí quyết gia truyền”. Má nói chỉ cần phơi hai nắng, hôm nào trời hanh hoặc âm u thì phơi ba nắng là cốm sẽ rất dễ gói, ăn không quá cứng.
Rồi má chỉ chúng tôi cách gói cho viên cốm vuông và đẹp. Con gái mới tập gói, tay chân luống cuống, méo chỗ này, móp chỗ kia. Má tỉ mỉ dạy chúng tôi cách gói, vừa nói: “Gói cốm cũng như gói bánh chưng ngoài Bắc. Bà ngoại mất sớm, ông ngoại là người dạy cho má cách gói bánh chưng. Nếu con đem tất cả tâm tình đặt vào từng viên cốm, tự nhiên viên cốm con gói ra sẽ đẹp”. Mấy má con ngồi cả đêm cắt, gói. “Khối rubic” của chúng tôi đã được áo một lớp giấy màu sắc, hoa văn, giờ càng trở nên đẹp hơn.
Trong xóm cũng có người ép cốm thuê và bán, hàng xóm nhiều người bảo má mua cốm, có ăn bao nhiêu đâu mà ép cho cực. Nhưng má chẳng bao giờ nhờ người làm hay mua cốm ép sẵn. Má nói chúng tôi: “Phải gói bánh, ép cốm thì mới ra cái tết. Người ta làm bán, không ngon bằng mình tự làm. Ăn tết xong, đem mấy chục cốm vô đó biếu anh chị Út mày trong Sài Gòn, rồi đem cho anh Hai bây nữa. Mình nghèo, cái ơn cái nghĩa mình không có gì trả, coi như là chút quà quê”.
30 tết, từng viên cốm má chắt chiu, được xếp thành chục một. Má đặt chục cốm lên bàn thờ ông bà, bàn đất đai… Phần còn lại, má đóng hộp để sẵn làm quà…
Cái tết đến với anh em chúng tôi, qua từng đòn bánh tét, từng khuôn cốm của má như thế, ấm áp, nhẹ nhàng mà đầy nghĩa tình
Cuộc thi viết “Giúp mẹ ngày xuân” đã kết thúc nhận bài. Các bài thi tốt đã được chọn đăng trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) và trang web cuộc thi . Bạn đọc có thể tiếp tục bình chọn cho các bài thi tại trang thi từ nay đến 24g ngày 7-1. Cách thức bình chọn rất đơn giản: bấm vào chữ "Bình chọn" trên tựa bài, nhập mã bảo vệ, sau đó bấm "Gửi". Sẽ có 1 giải bài viết được bạn đọc bình chọn nhiều nhất (dựa trên số lượng bạn đọc bình chọn cho bài viết tại trang web cuộc thi) gồm 1 máy hút bụi trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy). Cuộc thi là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Giúp mẹ ngày xuân” do Hội liên hiệp Thanh niên VN TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của Công ty Procter & Gamble Việt Nam và Saigon Co-op. Lễ trao giải dự kiến vào sáng ngày 12-1-2014 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Ban tổ chức sẽ có thông báo cụ thể đến các thí sinh đạt giải. Trừ các sản phẩm của P&G (Tide + Downy + Ariel), các phần thưởng còn lại đều có thể quy thành tiền nếu thí sinh có nhu cầu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận