01/03/2013 07:10 GMT+7

"Khúc dạo đầu" mới của Phan Việt

ÐỖ DUY  thực hiện
ÐỖ DUY  thực hiện

TT - "Ghi chép" và thể loại phi hư cấu nói chung có thể là một ngã rẽ bất ngờ, cũng có thể là một lối đi của Phan Việt trong con đường văn chương. Nhân Một mình ở châu Âu - cuốn sách được tác giả tự nhận là "có tính hồi ký" vừa xuất bản tại Việt Nam, nữ tác giả chia sẻ:

“Khúc dạo đầu” mới của Phan Việt

TT - "Ghi chép" và thể loại phi hư cấu nói chung có thể là một ngã rẽ bất ngờ, cũng có thể là một lối đi của Phan Việt trong con đường văn chương. Nhân Một mình ở châu Âu - cuốn sách được tác giả tự nhận là "có tính hồi ký" vừa xuất bản tại Việt Nam, nữ tác giả chia sẻ:

7MxSOs5J.jpgPhóng to
Ảnh: N.H.
tn8MSPIG.jpgPhóng to
Sách do Nhã Nam và NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: T.T.D.

- Thật ra cuốn Một mình ở châu Âu này là một sự rẽ ngang của tôi. Lúc đi châu Âu về, tôi có định viết một cuốn du ký bình thường thôi, kiểu sách du lịch, sau đó tôi đã coi như bỏ ý định này. Thời điểm đó tôi cũng đang viết dở một cuốn tiểu thuyết, nhưng tôi viết mãi mà vẫn không sao tìm được cái kết cho nó. Trong lúc đó, cuộc sống riêng của tôi cũng có nhiều xáo trộn. Bẵng đi một thời gian không có tiến triển gì nhiều, tôi mới nhận thấy tôi không thể nào kết thúc nổi cuốn tiểu thuyết kia bởi vì trong lòng tôi, tất cả những thứ hư cấu không làm sao có sức nặng được bằng sự thật của đời sống.

Cảm giác của nó giống như là anh cứ cố gắng tỉa tót, cắm một bình hoa giả, trong khi đó trong vườn nhà anh hoa thật cứ thế mọc lên. Nó có thêm một cái cảm giác là một cái gì đó đã tích tụ và chín ở trong lòng mình, nếu mình không nói ra thì mình không thể làm được việc gì khác. Thế là năm ngoái, tôi quyết định viết bộ sách Bất hạnh là một tài sản, cuốn Một mình ở châu Âu này là khúc dạo đầu. Gọi là viết nhưng cũng không hẳn thế, tôi chỉ biên tập lại những cái ghi chép cá nhân cũ mà tôi vốn chưa bao giờ có ý định in. Ra xong bộ sách này thì tôi cũng sẽ in cuốn tiểu thuyết kia.

* Với thể loại phi hư cấu như cuốn lần này, chị đã gặp những thú vị và hạn chế gì trong quá trình viết?

- Thật sự cuốn này là cuốn viết dễ nhất của tôi, hầu như chẳng phải làm gì mấy. Tôi chỉ dùng những ghi chép du lịch của mình rồi chỉnh lại, lược bỏ những chỗ quá cá nhân, viết thêm những chỗ mà lúc đi du lịch mình chỉ có thể viết phác thảo. Cái khó của cuốn này là ở chỗ tôi chỉ có thể nói thật. Nếu tôi muốn nó thật hấp dẫn, tôi có thể bịa thêm vô vàn những chi tiết và nhân vật cho nó ly kỳ, nhưng tôi không thể làm thế. Cho nên phải làm thế nào để nó hấp dẫn chỉ bằng những chuyện thật. Một cái khó nữa là vì nó liên quan đến mình và những người quanh mình...

* Ðọc Một mình ở châu Âu, tôi chợt nghĩ nếu chị là một Phan Việt - sinh viên Việt Nam, chưa viết văn, chưa đi Mỹ, chưa dạy đại học, chưa đắm đuối Victor Hugo, chưa biết gì về các nhà thờ ở Rome... thì có khi cuốn sách sẽ khác?

- Lúc tôi đi, tức là thời điểm năm 2008, tôi cũng chỉ là sinh viên. Chẳng có gì khác nhau đâu, vì vấn đề chưa bao giờ nằm ở châu Âu, vấn đề là họ mang gì đến châu Âu, họ đến đó tìm gì. Cuốn thứ ba trong bộ này có tên Về nhà và nó hoàn toàn về Việt Nam, anh sẽ thấy là những điều tôi viết trong đó nó đã ở Việt Nam từ lâu nhưng tôi đã "nhìn" mà có "thấy" đâu. Tôi không nghĩ là tôi viết văn, lấy bằng tiến sĩ, giảng dạy đại học thì giúp gì cho việc tôi nhìn châu Âu.

* Như đã nói ở cuối cuốn sách, "nhất định sẽ sống ở Paris". Chị chọn thành phố này vì không gian, môi trường nghệ thuật mà nó sẽ mang lại cho công việc viết lách hay vì lý do gì khác?

- Tôi cảm thấy Paris là một thành phố duy mỹ, nó không đắn đo chọn lựa: đẹp hay tiện? Ở Paris, người ta thấy việc quan tâm tới những câu hỏi triết học, nghệ thuật là bình thường. Tôi thích cái không khí đấy, nó dễ hơn cho những người quan tâm đến những thứ này, nhất là cho những phụ nữ quan tâm đến những thứ này. Tuy thế, sống ở Mỹ quen rồi, tôi cũng ưa sự chân phương, giản đơn và trọng hiệu quả của người Mỹ.

Một mình ở châu Âu được viết theo thể loại ghi chép, là những trải nghiệm của tác giả ở Ý, Pháp, Đức trong chuyến đi vào năm 2008. Những kiến thức văn hóa, lịch sử, tôn giáo, phong tục... của mỗi nơi đến được ghi lại dưới góc nhìn cá nhân, giàu cảm xúc, yếu tố ngẫu hứng, có sự so sánh với hai thành phố tác giả từng sống, gắn bó là Chicago (Mỹ) và Hà Nội.

Đối với bản thân Phan Việt, hành trình này đã giúp tác giả nhận ra “nỗi sợ bất hạnh là nỗi sợ hãi phí phạm nhất đời người”.

Phan Việt hiện là phó giáo sư, giảng dạy đại học tại Mỹ, từng được biết đến với tập truyện ngắn Phù phiếm truyện (giải nhì văn học tuổi 20 lần III năm 2006), tiểu thuyết Tiếng người (2007) và tập truyện ngắn Nước Mỹ nước Mỹ (2008). Chị cũng là người đồng sáng lập tủ sách Cánh cửa mở rộng với nhà toán học Ngô Bảo Châu.

ÐỖ DUY  thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp