20/08/2021 07:54 GMT+7

Khu cấp cứu, khi mà thở thôi đã là may mắn

NGUYỄN THẾ THIÊM
NGUYỄN THẾ THIÊM

TTO - Dịch bệnh kéo dài khiến cuộc sống thay đổi, ở đây cũng vậy, y bác sĩ bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, không cần phân biệt hôm nay là thứ mấy. Bởi ngày nào cũng giống ngày nào, không có ngày nghỉ.

Khu cấp cứu, khi mà thở thôi đã là may mắn - Ảnh 1.

Ở bệnh viện COVID-19, từ lâu y bác sĩ phân biệt với nhau bằng những dòng chữ trên áo bảo hộ như thế này - Ảnh: NTT

Các trung tâm hồi sức, các bệnh viện điều trị COVID-19 đã được mở thêm nhiều tại TP.HCM. Và có thêm y bác sĩ chi viện từ nhiều nơi. 

Các y bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đang có mặt chi viện cho TP. Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của anh Nguyễn Thế Thiêm, nhân viên bệnh viện, thành viên của đoàn.

Khi mà ngày nào hình như cũng giống nhau

Dịch bệnh kéo dài khiến cuộc sống thay đổi, ở đây cũng vậy, dường như bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, không cần phân biệt hôm nay là thứ mấy. Bởi ngày nào cũng giống ngày nào, không có ngày nghỉ. Vậy thứ mấy để làm gì!

Mỗi ngày trôi qua thật đặc biệt, bởi mình cảm nhận được lúc này con người ta cần nhau hơn, người bệnh cần các y bác sĩ hơn bao giờ hết. Lúc buồn, lúc vui, lúc ốm đau bệnh tật, lúc sự sống thật chênh vênh, lúc đó ta hiểu được mình cần gì nhất?

Tại khu cấp cứu, khi mà thở thôi đã là may mắn

Hôm trước trên đường xuống khu cấp cứu, gặp một người đàn ông tầm 60 tuổi đang cầm túi đồ ra thang máy, tôi hỏi: Chú đi đâu đấy?

Chú trả lời: Chú lấy đồ xuống khu cấp cứu…

Vào trong thang máy, tôi hỏi: Nhà chú ở đâu?

Chú trả lời: Nhà chú ở quận tư... Rồi chú bật khóc. Con ơi chú khổ quá, ba mẹ chú mất cách đây 2 ngày mà giờ không biết thế nào.

Anh em tôi cúi mặt mà không biết phải động viên chú thế nào lúc này. Xuống đến phòng cấp cứu thì cả hai vợ chồng chú đều nằm ở đây cả. Chú thì còn khỏe hơn cô một chút, chứ cô nằm bẹp đến thở không thôi còn khó. Nhìn cảnh này xót quá.

Sau một lúc thì cô được điều dưỡng Võ lắp dây oxy gọng kính vào hỗ trợ thở. Nhìn thôi đã thấy bà con ta rất khổ rồi, cái khổ không chỉ ở thể xác mà khổ trong tâm họ.

Vào đây còn rất, rất nhiều hoàn cảnh éo le khác nữa. Cùng một gia đình nhưng mỗi người cách ly ở một nơi, dẫn đến chuyện con lạc bố mẹ là bình thường. 

Thử hỏi như lúc này ai sẽ chăm bố mẹ mình? Tất nhiên là dân quân, tình nguyện viên, y bác sĩ sẽ chăm sóc, nhưng là người con, họ có cam lòng? Nhiều nhiều hoàn cảnh như vậy lắm.

Có một chị bệnh nhân nhập viện cùng con gái 3 tuổi, nhà chị hoàn cảnh vô cùng. COVID-19 đã lấy đi 4 người thân của chị mãi mãi.

Rồi một bác tầm 70 tuổi, bác nói nhà mình phòng hộ rất cẩn thận, vệ sinh cá nhân, khử khuẩn thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ, vậy mà COVID-19 cũng ập qua, khiến gia đình tan hoang, con cái chia lìa. Giờ đây một mình trong khu cấp cứu bác mong hai từ "giá như".

Hôm nay có 80 bệnh nhân được ra viện, trong số ấy có nhiều người từng nằm phòng cấp cứu, nay trở về đoàn tụ gia đình, có những người bắt đầu lại từ đầu.

Nhưng người TP.HCM hiểu rằng, cơn mưa nào rồi cũng sẽ kết thúc và sau một đêm mưa sẽ là một buổi sáng bình minh nắng đẹp. Tôi cũng vậy, buồn một chút thôi nhưng rồi cũng sẽ qua. Mọi người cùng nhau cố gắng nhé, để mau qua dịch bệnh.

Lúc ấy, chúng tôi sẽ về nhà...

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 mới được về Bình Phước? HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 mới được về Bình Phước?

TTO - Nhiều người thắc mắc với thông tin phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 mới được về Bình Phước? Có những trường hợp nào và cần những điều kiện gì để về địa phương này?

NGUYỄN THẾ THIÊM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp