11/06/2009 15:13 GMT+7

Không vì thủy điện mà "giết" sông Vu Gia

Theo THANH HẢI (Lao Động)
Theo THANH HẢI (Lao Động)

UBND TP Đà Nẵng đã cảnh báo "sẽ có thảm họa môi trường, gây bất ổn xã hội nếu thiết kế xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) mà cắt tiệt dòng sông Vu Gia để đổ về sông Thu Bồn".

G2Q2t8ff.jpgPhóng to
Sông Vu Gia
UBND TP Đà Nẵng đã cảnh báo "sẽ có thảm họa môi trường, gây bất ổn xã hội nếu thiết kế xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) mà cắt tiệt dòng sông Vu Gia để đổ về sông Thu Bồn".

40.000 người ở hạ lưu sông Vu Gia sẽ thiếu nướcĐơn vị tư vấn bị nhầm lẫn trong tính toánTổ chức hội thảo và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20-6

Sau hơn một năm sự việc không được xử lý đã dẫn đến tranh chấp lưu vực sông Vu Gia. Việc giải quyết chậm trễ của các bộ, ngành trung ương như hiện nay sẽ gây tốn kém tiền tỉ để khắc phục hoặc sẽ xảy ra thảm họa môi trường.

Sẽ là thảm họa

Vu Gia là một trong những lưu vực sông liên tỉnh lớn của VN. Từ năm 2005, Bộ Công nghiệp đã quy hoạch xây dựng trên hệ thống sông Vu Gia đến 7 thủy điện bậc thang, đều nằm trên địa bàn Quảng Nam. Trong đó, 6 thủy điện thiết kế theo nguyên tắc trả nước về dòng cũ. Riêng thủy điện Đăk Mi 4 tại huyện Phước Sơn, thiết kế hút kiệt nguồn chính của dòng Vu Gia, chuyển sang sông Thu Bồn.

Với thiết kế như vậy, hơn 1.850km2 diện tích của lưu vực sông Vu Gia (kể từ đầu nguồn đến Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ "cái chết" của dòng sông. Trên 40.000 người dân cùng hàng chục nghìn hecta lúa, hoa màu thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn của Quảng Nam và Hòa Vang của Đà Nẵng sẽ bị thiếu nước, trong đó có Nhà máy nước Cầu Đỏ - cấp nước chính cho TP Đà Nẵng - sẽ phải ngừng vận hành do bị nhiễm mặn.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh cho biết: "Đây không chỉ là cảnh báo, thực tế từ tháng 7-2008, khi thủy điện A Vương (một nhánh ở thượng nguồn sông Vu Gia) tích nước đã gây hạn hán cho 10.000ha đất nông nghiệp hạ lưu, khiến Nhà máy nước Cầu Đỏ ngừng hoạt động vì nhiễm mặn... Nếu thủy điện Đăk Mi 4 đi vào hoạt động theo thiết kế trên, không chỉ hàng vạn hecta đất nông nghiệp thiếu nước tưới, người dân Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt mà sẽ là thảm họa đối với môi sinh môi trường, gây bất ổn xã hội".

Chính vì vậy, ngay sau khi khởi công thủy điện Đăk Mi 4 tháng 4-2007, UBND TP Đà Nẵng đã có hàng loạt công văn đề nghị Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) chủ trì một cuộc họp nhằm đối thoại, phản biện để sửa đổi thiết kế, tìm giải pháp tích cực hơn. Tuy nhiên, 4 lần gửi công văn đều không được hồi âm. Tháng 5-2009, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục có công văn gửi Bộ TNMT, Thủ tướng đề nghị can thiệp...

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, hôm nay (11-6), Bộ Công thương tổ chức cuộc họp với các bên liên quan.

Lỗ hổng quản lý nhà nước

UBND TP Đà Nẵng cho biết sau khi gửi báo cáo lên Bộ TNMT, Chính phủ, kiến nghị chủ trì cuộc họp giải quyết tranh chấp nguồn nước và khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia liên quan đến thủy điện Đăk Mi 4, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo Bộ Công thương tổ chức cuộc họp và báo cáo giải trình cho Thủ tướng trước ngày 20-6-2009.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng nói rõ Đà Nẵng ủng hộ chủ trương khai thác tài nguyên nước trên sông Vu Gia, nhưng phải là khai thác đa mục tiêu. Dự án Đăk Mi 4 không góp phần cải thiện dòng chảy, tạo sự phát triển nguồn tài nguyên nước mà còn làm suy thoái, cạn kiệt dòng Vu Gia.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng Huỳnh Vạn Thắng cho biết: "Cả 7 báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các công trình thủy điện trên dòng Vu Gia đều không đề cập ảnh hưởng nguồn nước ở hạ lưu. Đơn vị tư vấn lập dự án thủy điện Đăk Mi 4 còn nhầm lẫn cơ bản khi cho rằng cắt dòng Vu Gia chuyển về sông Thu Bồn, sau đó sẽ chảy về dòng Vu Gia trước khi ra biển.

Sự nhầm lẫn này là do không đi khảo sát, thậm chí không nhìn bản đồ. Bởi thực tế chỉ 1 nhánh nhỏ của Vu Gia ở hạ lưu rẽ qua sông Quảng Huế, đổ về sông Thu Bồn ở Giao Thủy. Và chỉ một lượng nhỏ nước trên sông Thu Bồn chảy về sông Hàn (Đà Nẵng), qua sông Vĩnh Điện, nhưng không sử dụng được vì sông Vĩnh Điện quanh năm nhiễm mặn và ô nhiễm nặng".

Do lũ lụt, năm 2001 sông Vu Gia bị cắt dòng, chuyển về sông Thu Bồn ở Đại Lộc, gây thiếu nước nghiêm trọng các tỉnh bắc Quảng Nam và Đà Nẵng. Bộ NN&PTNT đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng để đắp đập Đại Cường, nhưng cắt nguồn Vu Gia để phục vụ thủy điện Đăk Mi 4 sẽ phủ nhận nỗ lực ấy. Khai thác thủy điện là quan trọng nhưng cần đảm bảo môi sinh môi trường, đời sống cư dân và khai thác bền vững, đa mục tiêu. Vì những lẽ ấy Đà Nẵng sẽ tranh chấp đến cùng để nước sông Vu Gia được trả về dòng cũ.

Theo THANH HẢI (Lao Động)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp