06/11/2024 21:47 GMT+7

Không thể 'phạt tù', nhưng không để trí tuệ nhân tạo uy hiếp quyền con người

Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là con vẹt chỉ biết bắt chước, mà đang phát triển vượt bậc. Bên cạnh sự sáng tạo tích cực, 'bộ não' này còn có khả năng tự suy diễn, gây rủi ro cho con người.

Không thể 'phạt tù', nhưng không để trí tuệ nhân tạo uy hiếp quyền con người - Ảnh 1.

Tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy" diễn ra ngày 6-11, dẫn dắt bởi TS Dương Kim Thế Nguyên - Đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên gia Nguyễn Đức Lam - Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, cùng nhiều nhà khoa học, luật sư... tham gia - Ảnh: BÔNG MAI

Cần thể chế mới để kiểm soát và phát triển

Tham gia tọa đàm "Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy", ông Đỗ Trường Giang - phó trưởng phòng phụ trách phòng chính sách, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số đã trở thành một trong những ngành kinh tế và kỹ thuật có quy mô lớn bậc nhất, tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn cho GDP quốc gia.

Minh chứng, năm 2024 doanh thu ước đạt 152 tỉ USD, có khoảng 54.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu người. Tương đương mức tăng lần lượt khoảng 36%, 28% và 50% so với 5 năm trước.

"Xây dựng thể chế là một trong những mục tiêu quan trọng của cơ quan nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số phát triển nhanh", ông Trường Giang nhấn mạnh.

Giữa bối cảnh trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, dữ liệu đám mây, công nghệ chuỗi khối - blockchain… có xu hướng lớn mạnh, bộ đang lấy ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Từ đó có thể chế phù hợp hơn, quản lý rủi ro và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh thúc đẩy phát triển hạ tầng, còn mang nhiều ưu đãi về miễn, giảm thuế thuê đất, thuê mặt nước... cho doanh nghiệp. Ưu đãi đặc biệt dành cho dự án bán dẫn, dự án trọng điểm có quy mô từ 6.000 tỉ đồng trở lên, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm dữ liệu...

Vào tháng này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Quốc hội để cho ý kiến lần một, dự kiến kỳ họp thứ chín vào tháng 5-2025 trình để được xem xét thông qua dự thảo. Mục tiêu đến 2025-2026 sẽ phát triển theo hướng Chính phủ số, chuyển đổi số.

Không thể 'phạt tù', nhưng không để trí tuệ nhân tạo uy hiếp quyền con người - Ảnh 2.

Quản lý rủi ro về quyền con người được bàn luận trong hội thảo trí tuệ nhân tạo - Ảnh: BÔNG MAI

Không để uy hiếp quyền con người

Trí tuệ nhân tạo mang đến vô vàn lợi ích, tuy nhiên cũng "tạo ra nhiều rủi ro về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, pháp lý…" - bà Nguyễn Lan Phương, cán bộ Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, cho biết.

Khi phát triển thể chế, cần xoay quanh hai trọng tâm: chân ga (thúc đẩy phát triển thông qua đầu tư từ nhà nước, ưu đãi...) và chân phanh (kiểm soát rủi ro).

Cần học hỏi Đạo luật AI của Liên minh châu Âu (EU) đã có hiệu lực, về mô hình phân chia cấp độ rủi ro: không thể chấp nhận được, rủi ro cao, trung bình, thấp đến không rủi ro. Từ đó quy định các mục cấm luôn, hoặc kiểm soát phù hợp.

PGS.TS Võ Trí Hảo, cố vấn cao cấp Trường đại học Kinh tế - Luật, thẳng thắn: So trí tuệ của sinh viên, luật sư hay giáo sư bình thường với AI là thua. Hiện không có lựa chọn quay lưng, nếu đóng thì sẽ bị cưỡng bức mở cửa. Ai đi đầu sẽ được hưởng lợi.

Nhiều doanh nghiệp Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan… không sáng tạo ra AI mạnh nhất thế giới, mà tận dụng phần ngọn để thành công. Nổi bật là Baidu - công cụ tìm kiếm lớn nhì thế giới, Tencent - nhà cung cấp trò chơi điện tử lớn nhất toàn cầu, chủ mạng xã hội WeChat…

Với Việt Nam, thay vì "ôm cả đất cả trời", nên tận dụng ngọn để phát triển, đầu tư, kiếm lời về cấp phép phần mềm, quảng cáo, cho thuê đất - nhà xưởng, thuế… theo luật. 

Lưu ý, công nghệ thông tin truyền thống ví như con vẹt. Nhưng AI như đứa trẻ cực thông minh, vừa tiếp thu và suy luận nhanh, giải quyết tình huống lập trình viên chưa nghĩ ra, vừa có khả năng bịa và chửi. Để kiểm soát rủi ro, cần quy trách nhiệm cho cá nhân/pháp nhân cụ thể, bên kiếm lời từ công nghệ này.

Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM - TS Trịnh Duy Thuyên nhấn mạnh: Dữ liệu là yếu tố nòng cốt của AI, cần quy định rõ việc dùng và kinh doanh, đặc biệt với dữ liệu nhạy cảm. Phát triển, nhưng không uy hiếp quyền con người.

"Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là cực kỳ quan trọng khi phát triển công nghệ mới", theo TS Dương Kim Thế Nguyên - trưởng khoa luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (Đại học Kinh tế TP.HCM). Không vội vã áp dụng, nhưng không ì ạch, lỡ cơ hội. Bảo vệ quyền riêng tư, tự do cá nhân, không phải ngăn cản đưa dữ liệu vào, mà dữ liệu phải sạch, đúng và hợp pháp.

Không thể "phạt tù", nhưng không để trí tuệ nhân tạo uy hiếp quyền con người - Ảnh 3.Nobel Vật lý 2024 tôn vinh những người đặt nền móng cho trí tuệ nhân tạo

Giải Nobel Vật lý 2024 được trao cho giáo sư John J. Hopfield và Geoffrey E. Hinton, 'vì những khám phá và phát minh nền tảng cho phép máy học với mạng nơ ron nhân tạo'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp