Nguồn: Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập VN - Đồ họa: Tấn Đạt |
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng không quá khó để tìm ra giải pháp, nếu biết vận dụng phù hợp mô hình đã thành công ở một số nước trên thế giới...
* Ông Phạm Tất Dong (phó chủ tịch Hội Khuyến học VN):
Phân luồng, nhưng không có “luồng” để đi
Vấn đề phân luồng, hướng nghiệp không phải bây giờ mới đặt ra, mà được đề cập nhiều rồi nhưng không làm được. Nguyên do là phân luồng nhưng có “luồng” nào cho học sinh đi đâu?
Đã đặt ra yêu cầu phân luồng sau THCS thì các trường đào tạo nghề phải có quy định tuyển sinh đầu vào từ lớp 9, phải có chương trình đào tạo thích hợp bao gồm kiến thức văn hóa và đào tạo nghề.
Còn trên thực tế, trường nghề tuyển sinh cả sau lớp 9 và sau lớp 12. Thế thì học sinh không dại gì rẽ ngang học nghề mà cứ học THPT, học xong THPT thì không dại gì không thi ĐH! Chính sách không thông thì phân luồng mãi mãi không làm được.
Chưa kể khối trường nghề hiện nay do bộ khác quản lý, ngành giáo dục phân luồng nhưng không nắm được hệ thống trường nghề, để đón những học sinh được chia vào nhánh rẽ này. Một nguyên do nữa là những bất cập từ chính chương trình đào tạo 9 năm - từ tiểu học đến hết THCS.
Nếu muốn học sinh sau lớp 9 được phân luồng tốt thì việc hướng nghiệp không phải đợi đến bậc THPT mới làm mà phải làm từ tiểu học, THCS.
Chương trình giáo dục ở giai đoạn này phải điều chỉnh để học sinh ngoài kiến thức cơ bản, còn được bổ sung các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tự học, kỹ năng hợp tác trong công việc, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống... Có như vậy thì sau THCS, nếu học sinh không học lên tiếp mới có thể chuyển sang học nghề hoặc tham gia ngay vào thị trường lao động.
Với chương trình giáo dục tổng thể mới, muốn phân luồng tốt sau giai đoạn giáo dục cơ bản thì phải tính đến đầu ra cho nhánh học nghề, phải thay đổi chương trình giáo dục để người học có được một phông kiến thức và kỹ năng tối thiểu, cũng cần có những quy định rõ ràng hơn liên quan tới việc phân luồng.
Nguồn: Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập VN - Đồ họa: Tấn Đạt |
* GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý và giáo dục VN):
Phải cho thí sinh hiểu biết về nghề nghiệp từ thcs
Muốn có nguồn nhân lực phù hợp với nền kinh tế, chắc chắn cần sự chuyển hướng sâu sắc về nhận thức trong phân luồng, định hướng nghề nghiệp.
Chính lãnh đạo các trường, giáo viên phải là những người trực tiếp giúp học sinh, phụ huynh thay đổi được nhận thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Như vậy, với học sinh THCS không phải chỉ trang bị kiến thức cơ bản như lâu nay chúng ta vẫn quá tập trung, mà phải giúp các em biết xã hội đang cần gì, và ở từng ngành nghề đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn ra sao. Dựa vào đó, học sinh sẽ cân đối trên chính năng lực thực tế, nhu cầu công việc và cuộc sống của mình để có lựa chọn ngành nghề, lựa chọn hướng học tiếp THPT để vào ĐH hay học nghề là phù hợp.
Mặt khác, giáo viên và nhà trường vốn là những người có đánh giá chính xác nhất năng lực cụ thể của từng học sinh và phải có trách nhiệm tư vấn kỹ cho các em phù hợp với nhánh rẽ nào của phân luồng. Chứ như hiện nay, học sinh không được trang bị kiến thức nghề nghiệp, chỉ lao vào học các môn cơ bản, hàn lâm, nên hầu hết học sinh vẫn chỉ có đích ngắm duy nhất sau THCS là vào THPT.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận