Võ Tường An tại ngày hội "Học sinh toàn cầu" do Hệ thống trường quốc tế Học viện Anh Quốc tổ chức, diễn ra ngày 4-6 tại Vũng Tàu - Ảnh: L.Xuân |
Trong đó, Tường An nhận học bổng toàn phần từ 3 trường ĐH hàng đầu thế giới: Harvard, Stanford và Yale-NUS College. Và An quyết định chọn ĐH Standford cho những năm học tiếp theo trên đất Mỹ.
Trao đổi với Tường An tại ngày hội “Học sinh toàn cầu” diễn ra vào ngày 4-6 tại Vũng Tàu do Hệ thống trường quốc tế Học Viện Anh Quốc tổ chức, Tường An chia sẻ: "Bố mẹ giúp mình xây dựng nền tảng, xây dựng cách thực hiện ước mơ, tạo điều kiện tiếp cận môi trường học tập tốt. Bố mẹ mình không áp đặt hay định hướng mình sẽ phải làm gì, học gì, trở thành người như thế nào, làm nghề gì, mà điều họ nói với mình là con hãy sống và làm cho cuộc sống của chính mình".
Học ngoại ngữ như thế nào?
Lúc còn là một học sinh trung học cơ sở tại quê là Bình Sơn, Quảng Ngãi, quê An chưa có trung tâm ngoại ngữ, được sự hướng dẫn của gia đình, An học online, qua skype và vào mỗi mùa hè thì được vào Sài Gòn học thêm tiếng Anh.
"Skype là một môi trường để mình kết nối và tìm hiểu thế giới thông qua người bản xứ", An nói.
An từng là đội trưởng của nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện trong trường, là người đồng sáng lập cộng đồng trẻ Viet Youth Service. Đồng thời là người đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục International Catalysts for Empowerment (ICE), với mục đích đem lại và cải thiện mô hình giáo dục toàn cầu cho trẻ em khó khăn và trẻ em ở vùng sâu vùng xa.
"Những hoạt động đó giúp học sinh từ các nơi trên thế giới với những nền văn hóa khác nhau có thể đến gần nhau hơn. Những trải nghiệm này không bao giờ học được từ trong sách vở mà học qua việc tiếp xúc, đồng cảm giữa người với người", An cho biết.
Phóng viên: Điều gì giúp bạn chinh phục được 12 trường đại học trên thế giới và được 3 trường nổi tiếng nhất đồng ý cấp học bổng toàn phần? Tường An: Không có một yếu tố đơn thuần nào để được nhận vào hoặc được cấp học bổng. Ba trường ĐH mình được cấp học bổng và ngay cả trường mình chọn học thì hồ sơ tài chánh của học sinh được nhận học bổng là riêng biệt với hồ sơ học tập. Học bổng này được gọi là học bổng hỗ trợ tài chính khi một học sinh đã đủ điều kiện để vào một trường ĐH. Và bộ hồ sơ học tập thì gồm nhiều yếu tố khác nhau để thể hiện một học sinh, một con người là như thế nào bao gồm điểm số, điểm chuẩn hóa, giới thiệu của giáo viên, bài luận và tất cả những yếu tố trên gộp lại thành một bộ hồ sơ để trường ĐH đưa ra quyết định của họ. Về phần mình, thay vì xác định tư tưởng phải vào cho bằng được một trường ĐH Mỹ danh tiếng, thì cần xác định rõ là tại sao lại muốn vào trường đó? Liệu trường có tạo cho mình những cơ hội, những lợi ích mà những trường khác không có được? Và bản thân đang mong đợi điều gì khi được học tại trường… Cũng giống như tại sao mình chọn học luật tại Stanford vậy. Nơi đây đã đào tạo ra Cựu Tư pháp Tòa án tối cao Sandra Day O’Connor, cựu Ngoại trưởng Warren Christopher, và Thượng nghị sĩ Jeff Bingaman… Nhưng có thể mình chọn luật môi trường, mình luôn muốn tìm hiểu về những điều luật của một quốc gia có ảnh hưởng thế nào đến ô nhiễm hay sự bảo tồn của môi trường. Đồng thời tìm hiểu những chính sách có thể cân bằng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cũng như để có thể góp sức trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường. Các trường như Harvard hay Stanford mỗi năm trung bình nhận hơn 2.000 hồ sơ, mỗi hồ sơ được nhận lại đem đến một khía cạnh khác nhau mà các trường đang tìm kiếm. Nên một hồ sơ được trúng tuyển không phải là điển hình. Vậy nên thay vì tìm hiểu những hồ sơ điển hình như thế nào, những “mẫu số chung” của các hồ sơ trúng tuyển ra làm sao, thì nên tập trung vào việc tìm hiểu rõ bản thân mình, đưa những ưu điểm của bản thân vào hồ sơ |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận