03/04/2025 14:10 GMT+7

Không quân Việt Nam: Từ chiến thắng trận đầu đến bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác

Ngày 3-4-1965, biên đội máy bay MiG-17 của Không quân Việt Nam đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay F-8U trên bầu trời Hàm Rồng, Thanh Hóa, lập nên chiến công đầu tiên của bộ đội không quân.

không quân - Ảnh 1.

Ngày 9-11-1964, Bác Hồ đến thăm Trung đoàn Không quân 921 (Đoàn Không quân Sao Đỏ) - Ảnh: Tư liệu

Những ngày này, trên bầu trời TP.HCM, không quân Việt Nam đã có màn luyện tập trình diễn ấn tượng với tiêm kích Su30-MK2 và trực thăng Mi, gợi nhớ chiến công vĩ đại từ năm 1965.

Từ chiến thắng trận đầu của bộ đội không quân năm 1965…

Tuy là lực lượng ra đời muộn hơn các lực lượng khác (3-3-1955), được trang bị vũ khí hiện đại, tác chiến môi trường chưa từng có trong lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm, công tác chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên là vô cùng khẩn trương nhưng hết sức tỉ mỉ và công phu.

Để chuẩn bị cho đánh trận đầu, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân đã chỉ đạo, tạo mọi điều kiện chuẩn bị cho Trung đoàn 921 (Đoàn Không quân Sao Đỏ) bảo đảm ra quân đánh thắng ngay từ trận đầu.

Không quân Việt Nam: Từ chiến thắng trận đầu đến bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác - Ảnh 2.

Biên đội gồm phi công Lan - Túc - Quỳ - Phương bắn rơi 2 chiếc F8U trên vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hóa, mở mặt trận trên không thắng lợi - Ảnh: Tư liệu

Lúc này, cả phi công và máy bay của ta còn ít, chưa có kinh nghiệm chiến đấu trên không, trình độ chỉ huy kỹ thuật còn thấp, tính năng hỏa lực của máy bay chưa bằng máy bay địch. Nhưng bộ đội không quân có tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, tập thể và tính tự giác cao.

Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của không quân của ta lúc bấy giờ là "lấy ít đánh nhiều, tranh thủ thời cơ, bí mật bất ngờ, đánh chắc, đánh thắng ngay từ trận đầu".

Ngày 9-11-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 921. Tại đây, Bác nói: "Tổ tiên ta ngày xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú".

Ngày 3-4-1965, trên bầu trời Hàm Rồng, Thanh Hóa, vượt qua muôn vàn khó khăn, biên đội MiG-17 với 4 phi công Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương đã xuất kích, bắn rơi 2 máy bay F-8U của hải quân Mỹ.

Ngay ngày hôm sau 4-4, biên đội 4 phi công Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm đã phát huy chiến thắng trận đầu, tiếp tục xuất kích, bắn rơi 2 máy bay F-105 của không quân Mỹ, góp phần vào chiến công to lớn của quân và dân Thanh Hóa bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bảo vệ an toàn cầu Hàm Rồng - mục tiêu trọng yếu trên tuyến đường huyết mạch 1A.

Chiến công này mang tầm vóc, ý nghĩa đặc biệt to lớn, bởi lần đầu tiên bộ đội không quân non trẻ bước vào chiến trường mang đặc trưng hết sức khác biệt.

Vượt qua khuôn khổ của một trận không chiến, chiến công đó đã làm nức lòng đồng bào, chiến sĩ cả nước, cổ vũ ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ của quân và dân ta.

Ngay trong ngày 5-4-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi bộ đội không quân.

Trong thư Bác viết: "Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã tiêu diệt máy bay Mỹ. Các chú đã thực hiện được khẩu hiệu Đã đánh là thắng. Như thế là xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân và dân ta".

không quân - Ảnh 3.

Không quân Việt Nam với những phi công tinh nhuệ, trang bị hiện đại - Ảnh: NAM TRẦN

không quân - Ảnh 4.

Trực thăng Mi của không quân bay qua tòa Landmark 8, ven sông Sài Gòn trong buổi tập 28-3-2025 - Ảnh: DUYÊN PHAN

…đến bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác

Liên tiếp những ngày qua, người dân TP.HCM không khỏi thích thú, vui mừng khi được chiêm ngưỡng những màn trình diễn ấn tượng của không quân Việt Nam.

Từng biên đội tiêm kích Su-30MK2, trực thăng Mi nhào lộn, bay lượn từ bến Bạch Đằng đến Landmark 81, bay qua Dinh Độc Lập của thành phố mang tên Bác.

Trên trời, tiếng phi cơ gầm rú, dưới đất tiếng hò reo, trầm trồ không ngớt, tất cả tạo ra một khung cảnh đầy tự hào, thiêng liêng sau 50 năm ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.

Từ một lực lượng non trẻ, đến nay Không quân nhân dân Việt Nam được trang bị nhiều loại máy bay hiện đại như Su-30, Su-27, Su-22; trực thăng, máy bay vận tải (C-295, C-212i, NC-212, An-2); máy bay huấn luyện (YAK-130, L-39, IAK-52, T6C).

Đây là các loại máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ tiêm kích phòng không, cường kích, trinh sát, vận tải, huấn luyện cơ động lực lượng, chuyên cơ và tìm kiếm cứu nạn theo phạm vi bán kính chiến thuật của từng loại máy bay, đủ khả năng đánh địch trên toàn bộ lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Các phi công của Việt Nam qua chiến đấu, huấn luyện đã ngày càng bản lĩnh, giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Không quân Việt Nam: Từ chiến thắng trận đầu đến bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác - Ảnh 6.

Tổ bay họp bàn trước chuyến bay từ Biên Hòa đến TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

không quân - Ảnh 6.

Bay qua Dinh Độc Lập - Ảnh: DUYÊN PHAN

Không quân Việt Nam: Từ chiến thắng trận đầu đến bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác - Ảnh 8.

Biên đội tiêm tích hổ mang chúa Su-30MK2 bay trên bầu trời TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Không quân Việt Nam: Từ chiến thắng trận đầu đến bay trên bầu trời thành phố mang tên Bác - Ảnh 8.Xem tiêm kích nhào lộn, trực thăng xếp đội hình từ bến Bạch Đằng đến Landmark 81

Sáng 28-3, người dân TP.HCM tiếp tục có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn ấn tượng của không quân Việt Nam. Tiêm kích Su liên tục có những pha nhào lộn, trong khi dàn trực thăng xếp đội hình từ bến Bạch Đằng đến Landmark 81.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp