04/04/2025 07:54 GMT+7

Không phải mặt hàng nào cũng chịu thuế đối ứng

NGỌC AN
và 1 tác giả khác

Từ Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ - thông tin chính sách thuế đối ứng (còn được gọi là 'thương mại và thuế quan có đi có lại') được áp dụng từ ngày 9-4 và tùy vào từng quốc gia.

thuế đối ứng - Ảnh 1.

Giày dép là một trong những ngành hàng của Việt Nam chịu tác động không nhỏ khi Mỹ áp thuế đối ứng cao. Trong ảnh: công nhân của Tập đoàn giày da TBS (Bình Dương) sản xuất giày xuất khẩu qua thị trường Mỹ - Ảnh: T.T.D.

Đối với Việt Nam các ngành sẽ chịu tác động lớn như thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, giấy, bột giấy, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, điện tử...

Tuy nhiên có một số hàng hóa sẽ không phải chịu mức thuế đối ứng, bao gồm các mặt hàng chịu thuế theo mục 50 USC 1702(b); các mặt hàng thép/nhôm và ô tô/phụ tùng ô tô đã chịu thuế theo mục 232; đồng, dược phẩm, chất bán dẫn và gỗ; tất cả các mặt hàng có thể phải chịu thuế theo mục 232 trong tương lai; vàng thỏi; năng lượng và một số khoáng sản không có sẵn tại Mỹ.

Theo ông Hưng, sắc lệnh của Tổng thống Mỹ thể hiện quan điểm xuyên suốt của chính quyền đương nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp thuế quan với mục đích giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà là tình trạng khẩn cấp quốc gia đe dọa đến an ninh và cuộc sống của người dân Mỹ.

Do đó các mức thuế quan này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Tổng thống Trump quyết định rằng các mối đe dọa do thâm hụt thương mại và cách đối xử có đi có lại chưa thể được giải quyết hoặc giảm thiểu.

thuế đối ứng - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ quan ngại trước mức thuế quan mới từ nước này áp với Việt Nam. Trong ảnh: doanh nghiệp gỗ xuất khẩu tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương - Ảnh: T.T.D.

Trên thực tế, Việt Nam đã thể hiện sự thiện chí trong việc xây dựng chính sách thương mại công bằng. Qua các đối thoại cấp cao, Việt Nam luôn khẳng định là một đối tác thương mại có trách nhiệm với Mỹ và các nước; nhấn mạnh những động thái của Việt Nam thời gian gần đây là rất tích cực trong việc củng cố niềm tin và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Vì vậy ông Hưng mong muốn sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, thỏa thuận song phương với Mỹ như TIFA, BTA. Cụ thể hóa việc tăng nhập khẩu một số sản phẩm thế mạnh của Mỹ phù hợp với nhu cầu của ta. 

Thu hút doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào những lĩnh vực, sản phẩm chiến lược có lợi thế mà hai nước đều có nhu cầu để giúp tăng hàm lượng và tỉ lệ nguồn gốc thành phần Mỹ trong sản phẩm.

Cùng với đó, cần có giải pháp kiểm soát chiến lược kinh doanh khi xuất khẩu sang Mỹ để tránh tăng đột biến. Khai thác hiệu quả và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam, tận dụng các FTA Việt Nam đã ký kết với các nước, tạo đà và động lực tăng trưởng xuất khẩu.

Phần lớn hàng hóa của Mỹ vào Việt Nam chịu thuế nhập khẩu 15% hoặc nhỏ hơn

Không phải mặt hàng nào cũng chịu thuế đối ứng - Ảnh 3.

Nhiều doanh nghiệp may mặc bán sản phẩm vào Mỹ sẽ bị tác động không nhỏ đến thị trường toàn cầu - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngày 3-4, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Tài chính quý 1, ông Trương Bá Tuấn - phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) - cho biết bộ đang rà soát tổng thể các mặt hàng xuất nhập khẩu, tìm lý do vì sao Mỹ áp thuế hàng hóa của Việt Nam lên tới 46%. Ngoài yếu tố thuế, có yếu tố gì hay không(?), từ đó sẽ đưa ra giải pháp phù hợp.

"Theo báo cáo gần nhất của văn phòng Đại diện thương mại Mỹ, mức thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam chỉ là 9,4%. Người ta cũng nói rõ phần lớn mặt hàng của Mỹ khi xuất khẩu sang Việt Nam chịu thuế nhập khẩu 15% hoặc nhỏ hơn. Như vậy mặt bằng thuế quan của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức 90% hay 46% mà Mỹ công bố sáng nay" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Tuấn cũng thông tin thêm trước đó Bộ Tài chính đã rà soát biểu thuế nhập khẩu các mặt hàng. Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ ban hành nghị định 73 đã giảm thuế suất nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng của đối tác thương mại lớn, trong đó có Mỹ.

Việc điều chỉnh thuế suất này nhằm cân bằng cán cân thương mại với đối tác lớn, đối tác chiến lược toàn diện. Từ đó góp phần giúp người tiêu dùng tiếp cận với chi phí thấp hơn, trong đó giảm thuế suất của 16 nhóm mặt hàng như ô tô, nông nghiệp...

Không phải mặt hàng nào cũng chịu thuế đối ứng - Ảnh 4.Ngành gỗ Việt không nằm trong diện áp thuế 46%?

Một số doanh nghiệp trong ngành gỗ vẫn đang trao đổi với nhau cũng như với các hiệp hội và đối tác trong chuỗi cung ứng nhằm làm rõ các khái niệm trong sắc lệnh liên quan đến thuế đối ứng mới được chính quyền Donald Trump công bố.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp