05/12/2015 15:39 GMT+7

​Không phải ĐH 
nào cũng cổ phần hóa

TRẦN HUỲNH ghi
TRẦN HUỲNH ghi

TT -  Hệ thống giáo dục tư nhân thì luôn tính chi phí rất đắt, và sẽ cung cấp lại cho người học một hệ thống giáo dục hoàn thiện xứng tầm với đồng tiền bỏ ra, nhưng phù hợp với một bộ phận người có thu nhập.

Ông Nguyễn Đức Thành - Ảnh: Việt Dũng
Ông Nguyễn Đức Thành - Ảnh: Việt Dũng

Ông Nguyễn Đức Thành (viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách):

Về chủ trương cổ phần hóa (CPH) các trường ĐH công lập, tôi cho rằng cần có sự thận trọng. Điều này không đơn giản giống như doanh nghiệp nhà nước tiến hành CPH. Vì giáo dục là một nhiệm vụ, chứ không đơn thuần là một công việc kinh doanh.

Thực tế, giáo dục và y tế có thể tồn tại hai hệ thống song song, vừa tư nhân và vừa công lập (Nhà nước). Điều này không vấn đề gì cả. Vì nếu đã là tư nhân thì hãy để cho tư nhân chạy theo lợi nhuận, không thể bắt tư nhân làm việc của dịch vụ công đang đảm đương. Còn khu vực công lập thì cứ làm nhiệm vụ của dịch vụ công.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục tư nhân thì luôn tính chi phí giáo dục rất đắt, và sẽ cung cấp lại cho người học một hệ thống giáo dục hoàn thiện xứng tầm với đồng tiền bỏ ra, nhưng phù hợp với một bộ phận người có thu nhập. Còn Nhà nước cũng phải có nhiệm vụ cung ứng một môi trường hoạt động tương tự, nhưng dành để phục vụ cho người có khả năng chi trả thấp hơn.

Đây là một nhiệm vụ bắt buộc, không thể né tránh và không thể giao lại cho ai cả. Vấn đề ở đây là Nhà nước làm sao cho tốt cái nhiệm vụ không thể giao lại cho ai này, chứ không thể nói rằng “tôi không thể làm tốt được ở lĩnh vực/vấn đề này thì nên CPH”.

Ở bậc ĐH, một số lĩnh vực đào tạo có thể tư nhân hóa, CPH hoàn toàn, chẳng hạn như đào tạo nghề, hoặc ngành mà người học chấp nhận bỏ tiền ra học. Còn ở những trường ĐH đào tạo về những ngành như đại dương, địa chất, bản đồ hoặc những ngành nghề cơ bản khác, nếu để tư nhân hóa thì ứng xử của họ trong lĩnh vực này chắc chắn họ sẽ chọn cách đơn giản nhất là xóa bỏ ngành nghề này đi, vì biết chắc sẽ không tạo ra được nhiều lợi nhuận.

Họ có quyền làm điều này không? Hoàn toàn có quyền. Họ làm điều này đúng không? Hoàn toàn không sai vì những ngành nghề này không mang lại lợi nhuận nhiều cho họ. Nhưng các ngành ĐH này có cần thiết cho người học không? Vẫn cần, đặc biệt ở các trường ĐH công lập. T.V.N. ghi

* PGS.TS Nguyễn Văn Thư (hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM):

PGS.TS Nguyễn Văn Thư - Ảnh: N.Hùng
PGS.TS Nguyễn Văn Thư - Ảnh: N.Hùng

Phải đặt điều kiện với nhà đầu tư

Chủ trương CPH các trường ĐH là việc cần làm vì đây là xu thế chung của thế giới. Vấn đề giáo dục luôn được nhiều người quan tâm nên chắc chắn sẽ có rất nhiều người tham gia đầu tư cho giáo dục.

Nếu có những nhà đầu tư có tâm huyết với giáo dục thì việc CPH sẽ là cơ hội để phát triển của các trường ĐH. Nhưng nếu để một nhà đầu tư cơ hội nhảy vào, chỉ nhắm đến lợi nhuận trước mắt, đầu tư theo kiểu “ăn xổi ở thì” chắc chắn trường ĐH đó sẽ không tồn tại được. Làm giáo dục nếu nhìn ngắn hạn sẽ không bao giờ làm được.

Vì vậy chủ trương này cần được thực hiện từng bước, theo lộ trình thích hợp, làm một cách thận trọng và có những quy định chặt chẽ để chọn được nhà đầu tư có tầm nhìn.

Phải có cơ chế rõ ràng khi thực hiện chủ trương này. Chính phủ, Nhà nước cần đặt điều kiện cụ thể đối với những người mua cổ phần của các trường ĐH để vừa đảm bảo quyền lợi của họ, đồng thời giúp nhà trường phát triển tốt hơn.

TRẦN HUỲNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp