05/10/2007 20:46 GMT+7

Không nên tự dùng Ibuprofen hạ sốt cho trẻ

Theo BS Minh Triết - Website BV Nhi Đồng 1
Theo BS Minh Triết - Website BV Nhi Đồng 1

Ibuprofen là thuốc được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm. Ngoài hai tác dụng hạ sốt, giảm đau giống như paracetamol, ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm do đó thuốc còn được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp viêm khớp, viêm cơ.

2ieFaHkt.jpgPhóng to
Các bà mẹ cần cung cấp thông tin đầy đủ cho BS
Ibuprofen là thuốc được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm. Ngoài hai tác dụng hạ sốt, giảm đau giống như paracetamol, ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm do đó thuốc còn được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp viêm khớp, viêm cơ.

Hiện tại trên thị trường chỉ có hai dạng trình bày là thuốc viên và thuốc dạng siro là phổ biến.

Cho dù thuốc này được sử dụng rộng rãi ở một số nước khác nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn paracetamol nên tại Việt Nam ít được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.

Các tác dụng phụ thường gặp là các tác động lên đường ruột như nhợn ói, nôn ói hoặc gây một số rối loạn tiêu hóa mà nặng nhất là có thể gây viêm loét dạ dày.

Ibuprofen không được sử dụng cho những trẻ có polyps ở mũi hoặc bị bệnh phù mạch (angioedema). Những trẻ suyễn cũng nên thận trọng khi dùng ibuprofen vì thuốc có thể khởi phát cơn suyễn. Ngoài ra, ibuprofen không được sử dụng cho các bệnh nhi bị nổi mẩn, rung nhãn cầu, lo âu, viêm màng não. Bên cạnh đó, ibuprofen còn có thể gây ra một số tai biến như giảm bạch cầu hạt, gây thiếu máu không tái tạo, suy thận, viêm thận kẻ và hội chứng thận hư.

Chính vì vậy, cho đến nay, thuốc này vẫn được các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo các phụ huynh không nên tự sử dụng cho trẻ em. Nếu được các bác sĩ chỉ định, nên theo dõi sát để kịp thời phát hiện các tác dụng phụ của ibuprofen.

Cần cung cấp thông tin gì liên quan đến sốt cho bác sĩ?

“Bác sĩ ơi, con tôi bị sốt cả tháng nay rồi!”, “Con tôi chỉ sốt về đêm thôi, ban ngày trẻ không bị sốt” …

Trên đây là những câu nói rất thường gặp tại khu khám bệnh của Bệnh viện Nhi Đồng 1. Và bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian để xác định thông tin đó có chính xác hay không. Thông thường sau khi khai thác kỹ, thì tình huống “trẻ bị sốt cả tháng” là do người chăm sóc trẻ tính gộp nhiều đợt sốt của trẻ trong gần một tháng.

Trên thực tế thì trẻ chỉ mới sốt trở lại sau khi trẻ vừa hết sốt của đợt trước đó được vài ngày. Ở tình huống “con tôi chỉ sốt về đêm thôi, ban ngày trẻ không bị sốt” có thể là thông tin chính xác, tuy vậy cũng có những trường hợp trẻ được cho uống thuốc hạ sốt vào ban ngày nên trẻ không sốt và khi trẻ đang ngủ vào ban đêm, lúc thuốc hạ sốt đã hết tác dụng thì trẻ bị sốt trở lại. Do đó các phụ huynh cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin thật chính xác để việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Trẻ đã sốt được bao nhiêu ngày? Chú ý là chỉ tính từ ngày gần nhất trẻ bắt đầu bị sốt, không tính cả những đợt sốt trước mà trẻ đã được điều trị hết sốt.

- Sốt cao hay sốt nhẹ, nếu được, nên cung cấp chính xác nhiệt độ của mỗi ngày trẻ bị sốt, đặc biệt cần phải xác định trẻ đã bị sốt cao liên tục bao nhiêu ngày.

- Sốt có đáp ứng với thuốc hạ sốt không?

- Thuốc hạ sốt đã sử dụng, tên thuốc, liều lượng, thời điểm gần nhất trẻ được dùng thuốc so với thời điểm khám bệnh. Tên các loại thuốc đã sử dụng, thời gian sử dụng và liều lượng.

- Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, nôn tất cả mọi thứ, bỏ ăn, bỏ bú không?

- Các triệu chứng khác đi kèm với sốt như ho, sổ mũi, tiêu chảy, hồng ban, chảy máu…

Theo BS Minh Triết - Website BV Nhi Đồng 1
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp